Đồng chí Nguyễn Thị Oanh (thứ 2 từ phải sang) UVTV, Phó Trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh uỷ trao đổi nghiệp vụ công tác dân vận với cán bộ, công chức trong cơ quan.  Ảnh: PV.

Đồng chí Nguyễn Thị Oanh (thứ 2 từ phải sang) UVTV, Phó Trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh uỷ trao đổi nghiệp vụ công tác dân vận với cán bộ, công chức trong cơ quan. Ảnh: PV.

(HBĐT) - 85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Nước lấy dân làm gốc”, “Việc Dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Nhờ làm tốt công tác dân vận, thực hành “Dân vận khéo” mà toàn dân đã tích cực tham gia các phong trào thi đua trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, AN-QP... tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của cách mạng.

 

85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Nước lấy dân làm gốc”, “Việc Dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Nhờ làm tốt công tác dân vận, thực hành “Dân vận khéo” mà toàn dân đã tích cực tham gia các phong trào thi đua trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, AN-QP... tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của cách mạng.

 

Ngay từ buổi đầu của cách mạng, Đảng ta đã khẳng định: Công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng nước ta. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên của Đảng đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, tiến hành “Ba cùng” với dân, tuyên truyền, giác ngộ nhân dân lao động và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo tư tưởng của Bác Hồ: “Đem sức ta mà giải phòng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã nhất tề đứng lên làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ địa vị người nô lệ, nhân dân ta đã trở thành người làm chủ nước nhà.

 

Trong những năm kháng chiến và xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Đảng ta đã rèn luyện và hình thành một đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận luôn gắn bó máu thịt với nhân dân ở khắp mọi miền của đất nước. Trong những năm tháng đó, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Năm xung phong”... đã rầm rộ phát triển, tạo nên bầu nhiệt huyết cách mạng sôi động trong nhân dân cả nước, tất cả vì sự nghiệp độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Công tác dân vận đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ với tấm lòng son sắt và thủy chung, không gì lay chuyển được.

 

Khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, tổng kết từ thực tiễn, với sự đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, Đảng ta đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước. Hội nghị lần thứ tám BCH T.Ư Đảng (khóa VI) đã ban hành nghị quyết quan trọng về “Đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng trong các nghị quyết Đại hội IX, X, XI về công tác quần chúng của Đảng, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quy chế, quy định quan trọng liên quan đến công tác dân vận. Đặc biệt trong những năm gần đây, trước yêu cầu nhiệm vụ tăng cường công tác dân vận, phát huy dân chủ trong Đảng và trong đời sống xã hội, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”, Hội nghị BCH T.Ư 7 (khóa XI) ban hành Nghị quyết về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội” (CT-XH) và Quyết định số 218-QĐ/TW “Quy định về việc MTTQ, các đoàn thể CT-XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Có thể nói, đây là hệ thống những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo hết sức quan trọng đối với công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới.

 

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, công tác dân vận đã hướng vào vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị, đóng góp quan trọng vào các thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Trong những năm gần đây, phong trào thi đua “Dân vận khéo” do Ban Dân vận T.Ư phát động đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH các cấp hưởng ứng, thực hiện. Trong giai đoạn từ 2009 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã xuất hiện hàng nghìn mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực và những khởi sắc mới trong phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân.

 

  

“Thắp sáng đường quê” - Mô hình “Dân vận khéo” của Tỉnh đoàn, giai đoạn 2011-2015. Ảnh: ĐV-TN xã Gia Mô (Tân Lạc) gắn biển công trình “thắp sáng đường quê” góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đảm bảo ANTT. Ảnh: P.V.

 

 

Phát huy thành tựu đã đạt được trong 85 năm qua, trước những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, công tác dân vận của Đảng càng phải được đổi mới và tăng cường hơn bao giờ hết. Theo đó, trong thời gian tới cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới” với một số trọng tâm sau:

 

Một là, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức CT-XH về phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về phát huy dân chủ CNXH để từ đó, không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân vận theo Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị đã được Bộ Chính trị (khóa X) ban hành.

 

Hai là, đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Triển khai thực hiện Kết luận số 114-KL/TƯ, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước các cấp”. Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống chính sách cụ thể, phù hợp với các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các dân tộc... và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị triển khai công tác dân vận. Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơ chế phối hợp hoạt động giữa chính quyền với Ban Dân vận của cấp ủy, MTTQ và các tổ chức CT-XH các cấp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác dân vận của Đảng.

 

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, phong trào do MTTQ, các tổ chức CT - XH phát động. Thông qua hoạt động thực tiễn, các cấp, ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, cổ vũ và nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trên mọi lĩnh vực...

 

Bốn là, MTTQ, các tổ chức CT-XH tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm của từng giai tầng xã hội, trong từng giai đoạn cách mạng...

 

Năm là, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác dân vận các cấp theo hướng tinh gọn nhưng hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân vận trong giai đoạn cách mạng mới. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu giúp cấp ủy các cấp có chủ trương, biện pháp phù hợp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận; theo dõi, nắm chắc tình hình nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo và những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội. Tích cực đổi mới nội dung, hình thức công tác dân vận phù hợp với từng địa bàn, hướng mạnh về cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức, các lực lượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận...

 

Kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2015) trong không khí tưng bừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình vui mừng, phấn khởi chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hơn lúc nào hết các cấp, ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tạo khí thế mới, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới.

 

 

                                          

Nguyễn Thị Oanh

(UVTV, Phó Trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh uỷ)

 

                      

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục