Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2011-2020 trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện chương trình giai đoạn I (2011-2015).

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2011-2020 trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện chương trình giai đoạn I (2011-2015).

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 212.894 người trong độ tuổi thanh niên (từ 16 - 30 tuổi), chiếm 26% dân số. Thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2012- 2020, tỉnh đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về phát triển thanh niên; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, pháp luật cho thanh niên; khuyến khích thanh niên tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, TD-TT... đặc biệt đã góp phần quan trọng xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực trẻ có năng lực, trình độ.

 

Tuy chưa xây dựng thành đề án nhưng từ năm 2011 đến nay, thực hiện chiến lược phát triển thanh niên, Tỉnh đoàn, các sở, ngành có liên quan đã tư vấn cho hơn 100 lao động trẻ trong việc khởi sự, quản lý, phát triển doanh nghiệp. Tham gia lớp tập huấn về quản trị rủi ro trong kinh doanh do Hội LHTN, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và trường Đại học Ngoại thương Hà Nội phối hợp tổ chức vào năm 2014, khi đó, anh Nguyễn Như Quỳnh (phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) đã có 1 cửa hàng kinh doanh thời trang. Anh cho biết: “Tại lớp tập huấn, tôi đã được tìm hiểu về các chuyên đề rủi ro và phương pháp giảm tác động của rủi ro; tập trung nguồn lực và chia sẻ rủi ro; nguy cơ của công ty cổ phần và các yếu tố giảm nhẹ, tổn thất dự kiến, ngoài dự kiến; mục đích, quá trình quản trị rủi ro... Thông qua các chuyên đề đã cung cấp cho học viên cái nhìn đầy đủ hơn về rủi ro trong quản trị kinh doanh, từ đó có định hướng trong quản lý doanh nghiệp, xác định, phân tích, xử lý những rủi ro trong sản xuất - kinh doanh để đạt được mục tiêu và kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Sau khi tham gia lớp tập huấn, tôi đã mạnh dạn mở thêm cửa hàng kinh doanh thứ 2. Cho đến nay, 2 cửa hàng vẫn hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống gia đình. Đó chính là một trong số những minh chứng cụ thể cho những hiệu quả thiết thực mà chiến lược phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2011- 2020 mang lại cho đối tượng thanh niên, mở ra nhiều cơ hội về nghề nghiệp, việc làm cho nguồn nhân lực trẻ.

 

Tại hội nghị sơ kết giai đoạn I, Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2011- 2020, đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cơ quan thường trực BCĐ chương trình phát triển thanh niên tỉnh cho biết: Nhìn lại 5 năm thực hiện chiến lược, có thể khẳng định, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động  nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển đã được các cấp, ngành quan tâm. Tính từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã mở được 439 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 34.273 lượt người (số người trong độ tuổi thanh niên chiếm trên 30%); tuyển sinh học nghề cho 69.293 người (số người trong độ tuổi thanh niên chiếm 65%), giải quyết việc làm cho 69.680 người (độ tuổi thanh niên 49.809 người, chiếm 71,5%)  Theo thống kê, trong 5 năm, toàn tỉnh đã mở được 562 lớp chuyển giao tiến bộ KH-KT về sản xuất nông - lâm - thủy sản cho trên 20.000 người; mở 37 lớp đào tạo chuyển đổi nghề nông cho trên 1.000 lao động nông thôn, trong đó, riêng thanh niên chiếm 35%. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước được nâng cao, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, người lao động trẻ trong thực tiễn.

 

Song hiệu quả rõ ràng nhất mà Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh giai đoạn 2011- 2020 đem lại là nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền về nhiệm vụ QLNN về thanh niên, phát triển thanh niên đã có những thay đổi rõ rệt, thể hiện qua việc quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh: cán bộ trẻ có 36 đồng chí, chiếm 35,3%; quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành, MTTQ và tổ chức CT-XH, cấp trưởng là cán bộ trẻ có 8 đồng (chiếm 6,7%); cấp phó 34 đồng chí (chiếm 13,7%)... Đây là những con số khẳng định cơ hội mở dành cho nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao của tỉnh.

 

                                                                                         

 

                                                                                   Hải Yến

 

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục