Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm gian trưng bày nông sản của bà con dân tộc trong tỉnh  tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014.                                                ảnh: T.L

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm gian trưng bày nông sản của bà con dân tộc trong tỉnh tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014. ảnh: T.L

Bùi Văn Tỉnh UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

 

(HBĐT) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng. Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 3/5/ 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Bộ Nội vụ, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (DTTS) - tiền thân của ủy ban Dân tộc ngày nay. Như vậy, chỉ một năm sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc đã được thành lập. Chức năng, nhiệm vụ của Nha DTTS được xác định trong Sắc lệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký là: “Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, từ đó đến nay, trong Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều có một cơ quan chuyên trách để nghiên cứu, theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc. Các cơ quan này trong từng thời kỳ cách mạng với những tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Ngày 14/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1491/QĐ-TTg lấy ngày 3/5 hằng năm là Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.  

70 năm hình thành và phát triển, cơ quan công tác dân tộc đã có nhiều hoạt động, đóng góp xứng đáng xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, vận động đồng bào các dân tộc cùng với nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiếp tục tham mưu cho Đảng và Nhà nước đầu tư các chính sách, chương trình, dự án phát triển vùng đồng bào DTTS, thực hiện công tác định canh, định cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và vùng dân tộc, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn, mặt bằng dân trí từng bước được nâng lên, đời sống văn hóa đồng bào DTTS được nâng cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, AN   QP được giữ vững.  

Trong những năm qua, dưới dự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, công tác dân tộc của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo sự thay đổi căn bản cho bộ mặt miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào DTTS, vùng khó khăn được triển khai có hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hằng năm đạt 9,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 19,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, dịch vụ chiếm 26,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng, cao hơn trung bình khu vực miền núi phía Bắc khoảng 10,5 triệu đồng và bằng 82% GDP bình quân đầu người của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,3%. Kết cấu hạ tầng KT   XH được tập trung đầu tư phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã vùng đặc biệt khó khăn có trường tiểu học và THCS. 100% xã có trạm y tế, bảo đảm công tác phòng dịch và khám, chữa bệnh ban đầu. Hòa Bình là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước đạt phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi. Tỉnh được đánh giá là một trong những điểm sáng trong cả nước thực hiện hiệu quả chính sách định canh, định cư cho đồng bào dân tộc. Trên địa bàn tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng 135 còn 27%. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở vùng dân tộc và miền núi ngày càng trưởng thành, gắn bó với nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc ngày càng được củng cố và phát triển. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin tưởng vào đường lối đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực thi đua lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm QP   AN và trật tự an toàn xã hội.  

Những thành tựu to lớn trong phát triển KT - XH, xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi đã khẳng định đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Đó cũng thể hiện sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đó cũng là sự đóng góp xứng đáng của những người làm công tác dân tộc qua các thời kỳ đã tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc vì mục tiêu phát triển  bền vững vùng dân tộc và miền núi.  

Bên cạnh những thành tích đã đạt được là cơ bản, quan trọng. Song công tác dân tộc thời gian qua vẫn còn những hạn chế đó là: Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, nhất là hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt hợp vệ sinh,... Đời sống đồng bào DTTS vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo tiềm ẩn. Hệ thống chính trị vùng dân tộc một số nơi còn yếu, một bộ phận cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.  

Phát huy bề dày truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển của cơ quan dân tộc, trong điều kiện mới để thực hiện tốt chính sách dân tộc và công tác dân tộc, thời gian tới các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:  

            1. Đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về công tác dân tộc. Tiếp tục triển khai quán triệt sâu sắc và toàn diện hơn nữa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, đặc biệt là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộcđến các cán bộ, công chức, nhân viên làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.  

2. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người DTTS. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về các xã vùng khó khăn công tác. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc theo Nghị quyết T.ư 5 (khoá IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc.  

3. Huy động mọi nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển KT   XH vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn, vùng tỷ lệ hộ nghèo cao; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, chú trọng thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững... Trong những năm trước mắt, cần trợ giúp đồng bào nghèo giải quyết ngay những vấn đề như: thiếu nước sinh hoạt, nhà tạm, không đủ tư liệu, dụng cụ sản xuất; quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT   XH một cách đồng bộ, bảo đảm phát triển công bằng giữa các vùng miền.  

4. Giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS, đảm bảo AN - QP, chống diễn biến hòa bình của kẻ địch, chống các hành vi lợi dụng chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc.  

            5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển văn hóa, giáo dục. Nâng cao chất lượng GD - ĐT; mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú; khuyến khích dạy tiếng dân tộc trong trường học, gia đình, thôn bản. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển đào tạo con em các dân tộc để sau này trở về địa phương công tác; nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô dạy nghề và gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS. Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của DTTS; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc, miền núi.  

            6. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, kịp thời đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

     

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục