(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, tỉnh cũng là giao điểm thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thông qua hệ thống đường bộ phát triển. Tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp sạch và các loại hình du lịch. Đồng thời, tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.


Hàng năm, tỉnh tổ chức nhiều hội chợ, lễ hội giới thiệu các sản phẩm đặc trưng và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ trong, ngoài tỉnh, qua đó giúp mở rộng thị trường, tạo cơ hội liên kết sản xuất.

Với lợi thế, tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, các hoạt động liên kết vùng để thúc đẩy hợp tác, bao tiêu sản phẩm giữa tỉnh Hòa Bình và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh khu vực Tây Bắc đã được các ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện.

Một trong những hoạt động nổi bật trong liên kết, phối hợp phát triển kinh tế vùng là thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác giữa tỉnh ta với các tỉnh, đặc biệt với TP Hà Nội trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, kết nối giao thông, tài nguyên môi trường.

Theo đó, Sở NN&PTNT đã ký kết nhiều văn bản ghi nhớ, hợp tác với các địa phương, đối tác trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, kiểm soát chất lượng như: ký quy chế hoạt động với Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch TP Hà Nội, Sở NN&PTNT TP Hà Nội; Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản với một số tập đoàn, tổ chức; ký thỏa thuận phối hợp "Phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và sản xuất, tiêu thụ rau an toàn” với Sở NN&PTNT TP Hà Nội. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hòa Bình ký quy chế về kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm không an toàn với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Hà Nam. Tại các hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết hợp tác tiêu thụ nông sản đã ký kết được 10 bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp (DN) Hà Nội và DN Hòa Bình trong việc liên kết, tiêu thụ nông sản...

Bên cạnh đó, việc xúc tiến, mở rộng thị trường ngoài tỉnh được đẩy mạnh. Theo chia sẻ của đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương, những năm trở lại đây, các hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước được quan tâm, góp phần không nhỏ hỗ trợ các DN, HTX, hộ SX-KD mở rộng thị trường. Sở Công Thương đã ký kết chương trình hợp tác toàn diện với Sở Công Thương TP Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Từ năm 2017 đến nay, Sở chủ trì phối hợp Liên minh HTX, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tổ chức được trên 10 đoàn kết nối cung cầu, dự hội chợ, triển lãm tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Hưng Yên, Phú Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Tiền Giang... Qua đó đã góp phần quảng bá, giới thiệu nông sản đặc trưng của địa phương, là cầu nối giúp các DN trong tỉnh mở rộng, tìm kiếm thị trường.

Mới đây, Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, trong đó, 2 đơn vị tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, sự kiện kết nối như: tham gia các hội chợ, phiên chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Kết nối nông dân, chi hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, HTX, DN ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ về tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương; kết nối nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng, góp phần đảm bảo nguồn cung hàng hóa nông sản cho thị trường, nhất là trong dịp lễ, Tết.

Ngoài ra, các sở, ngành chức năng thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp với các tỉnh trong vùng. Tổ chức phối hợp, giới thiệu DN hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đặc sản giữa các tỉnh. Phối hợp, tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện gúp các DN tham gia gian hàng hội chợ tổ chức tại các địa phương trong vùng nhằm quảng bá sản phẩm...

Theo đánh giá của Sở Công Thương, với những nỗ lực xây dựng thương hiệu, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương, lượng tiêu thụ nông sản của tỉnh ngày một tăng, thị trường được mở rộng. Có những DN, HTX sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh đã tìm kiếm, liên kết tiêu thụ với thị trường các tỉnh và vào được hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: BigC - Thăng Long, Vinmat, Lotte; Hapro Mart, Co.opmart Hà Nội, SaiGon Co.op...

Song song với liên kết, xúc tiến thương mại, tỉnh đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2017 - 2020 với các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lào Cai. Đồng thời, phối hợp các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La cùng các DN lữ hành tổ chức khảo sát xây dựng tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà, kết nối khách Hà Nội đến các hồ thủy điện Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu. Qua đó đã xây dựng được 6 tuyến thăm quan, du lịch từ 1 - 3 ngày trên khu du lịch hồ Hòa Bình. Hiện, tỉnh tích cực chuẩn bị ký kết chương trình hợp tác với TP Hồ Chí Minh để đẩy thúc đẩy du lịch phát triển, từng bước tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các nước: Hàn Quốc, Mông Cổ, Lào…

Thu Hiền

Các tin khác


Nông dân huyện Mai Châu thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thông qua cầu nối là Hội Nông dân (HND) huyện, những năm qua, việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều nông dân ở huyện Mai Châu có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 630 tỷ đồng

Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 630,2 tỷ đồng, với gần 18 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 100 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Những năm qua, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình có nhu cầu vay vốn lớn.

Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, VND đã giảm giá 4,9% so với đồng USD là mức chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các bệnh dịch thông thường trên gia súc, gia cầm được phát hiện, xử lý kịp thời, đã có nhiều loại vaccine sản xuất trong nước để phòng những bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục