Chiều 15/12 (giờ địa phương) tại Brussels, trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Liên đoàn Giới chủ Bỉ phối hợp tổ chức. Cùng dự có Công chúa Bỉ Astrid.


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ. (Ảnh: Nhật Bắc)

Tại Diễn đàn, đại diện phía Bỉ nêu rõ, chúng ta có mặt tại đây để chào mừng quan hệ hai nước Việt Nam và Bỉ; tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới; hoan nghênh EVFTA có hiệu lực, đem lại lợi ích, kim ngạch thương mại tăng đáng kể, cho thấy mối quan hệ của chúng ta mạnh hơn bao giờ hết. Phía Bỉ khuyến khích EU thúc đẩy thông qua EVIPA. Nền kinh tế Bỉ rất mở, 80% GDP đến từ xuất khẩu. Bối cảnh hiện nay, cần đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tăng cường quan hệ đối tác với các nước như Việt Nam. Chỉ bằng cách thúc đẩy quan hệ thương mại và tìm kiếm cơ hội mới thì chúng ta mới cùng thắng. Hôm nay, nhiều doanh nghiệp Bỉ mong muốn tăng cường hợp tác làm ăn với Việt Nam, do đó, chúng ta cần thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hiện thế giới thay đổi nhanh, biến động lớn như cạnh tranh chiến lược ngày càng phức tạp, rủi ro do xung đột khó lường; kinh tế thế giới từ đầu năm đến nay giảm sút, suy thoái; khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, vấn đề liên quan dịch bệnh, biến đổi khí hậu, do đó, phải có cách tiếp cận toàn cầu, không một quốc gia nào tự giải quyết được, không thể đứng ngoài cuộc và phải chung tay đoàn kết quốc tế và hành động kịp thời. Chúng ta đã vừa có cuộc gặp cấp cao giữa hai khối ASEAN và EU. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã chứng minh 1 nước nào có thể giải quyết được.

Thủ tướng nêu rõ, mối quan hệ giữa Bỉ và Việt Nam có bề dày 50 năm, ngày càng bền chặt cả chính trị, kinh tế, ngoại giao, thương mại, đầu tư...; càng ngày được củng cố bằng văn bản pháp lý, thăm viếng lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo. Bối cảnh hiện nay thuận lợi khi Việt Nam và Singapore là 2 nước có ký FTA với EU. Việt Nam là đối tác có quan hệ thương mại, đầu tư lớn nhất với Bỉ trong số các nước ASEAN; hy vọng năm 2022, kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD.


(Ảnh: Nhật Bắc)

Hai nước chúng ta có nền nông nghiệp phát triển nhưng bổ sung cho nhau, không triệt tiêu nhau. Hai nền kinh tế có thể bổ sung cho nhau.

Thủ tướng nêu rõ, cách đây 35 năm khi mới tiến hành công cuộc đổi mới, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ là 100USD, năm nay con số này lên 4.000 USD, quy mô nền kinh tế khoảng 400 tỷ USD. Kim ngạch thương mại đến nay đã đạt 700 tỷ USD, hết năm 2022 có thể đạt 750 tỷ USD; Việt Nam đã ký 15 FTA với 64 nước, trong đó có EU.

Sau đại dịch Covid-19, nhờ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hết quý III tăng trưởng GDP đạt 8,83%, cả năm có thể đạt hơn 8%; bảo đảm các cân đối lớn; thị trường lao động có đứt gãy sau dịch Covid-19, nhưng Việt Nam đang khắc phục. Việt Nam đang thực hiện 3 đột phá chiến lược, lấy thu hút đầu tư để phát triển đất nước.

Việt Nam luôn đề cao sự sáng tạo của con người, tôn trọng quyền con người. Dù tình hình biến động như thế nào nhưng Việt Nam vẫn giữ vững ổn định chính trị. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Theo Thủ tướng, thời gian tới, về đầu tư, hai bên vẫn phải đi theo xu thế thời đại là tập trung vào đổi mới sáng tạo, lập nghiệp; đầu tư vào lĩnh vực chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng; phát triển hạ tầng; liên quan sản phẩm nông nghiệp.

Thủ tướng kêu gọi tiếp tục đầu tư vào Việt Nam - một đất nước kinh tế đang chuyển đổi. Mặc dù tình hình đang khó khăn nhưng cũng có thuận lợi. Chúng ta phải đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Tình hình hiện nay chỗ nào cũng khó khăn, vấn đề là chúng ta phải tìm ra để khắc phục.

Thủ tướng mong có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc thì hai bên cùng nhau ngồi lại để giải quyết, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và nhà nước; đầu tư của doanh nghiệp phải hài hòa lợi ích.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục