(HBĐT) - Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được thực hiện từ năm 2009 là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thị trường trong nước. Với ý nghĩa, tầm quan trọng của CVĐ, ngày 19/5/2021, Ban Bí thư T.Ư Đảng tiếp tục ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ trong tình hình mới. Tỉnh ủy xác định việc thực hiện CVĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.


Hộ kinh doanh "Hoa đất Mường" thiết kế, tiêu thụ nhiều set quà sản phẩm OCOP của tỉnh.

Với mong muốn giới thiệu, quảng bá, đưa sản phẩm OCOP, đặc trưng, nổi bật của tỉnh vươn xa, hộ kinh doanh "Hoa đất Mường” đã kết nối, thu mua các sản phẩm chất lượng được chứng nhận sản xuất trong tỉnh và thiết kế các set quà tặng. Sau gần 1 năm hoạt động đã khẳng định hiệu quả, tiêu thụ và quảng bá cho nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh, từ trà cà gai leo, trà giảo cổ lam, mật ong bản Dao, hạt dổi Lạc Sơn, các sản phẩm từ cam   Cao Phong, đến thổ cẩm Mai Châu…  

Đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó trưởng Ban TT Ban chỉ đạo CVĐ cho biết: Điều quan trọng trong CVĐ là tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) và toàn xã hội thông qua phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt của người Việt Nam. Đây cũng là một trong những cách cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng góp sức bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Ở góc độ tỉnh, CVĐ giúp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP.  

Ban chỉ đạo CVĐ rà soát các chính sách hỗ trợ DN. Nắm tình hình tâm lý khách hàng đối với hàng Việt tại các siêu thị, hội chợ thương mại, chương trình hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh. Khảo sát việc thực hiện cam kết của các DN bán lẻ về tỉ lệ hàng hóa xuất xứ Việt Nam trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Kiểm tra, giám sát việc ưu tiên mua sắm hàng Việt theo quy định của các cơ quan, tổ chức khi sử dụng nguồn NSNN... Qua khảo sát, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh đạt 70 - 90%.

Các ngành thành viên Ban chỉ đạo đã và đang tiếp tục thực hiện và lan tỏa CVĐ. Các cơ quan báo chí đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm chất lượng sản xuất tại Hòa Bình, nhất là các sản phẩm OCOP. Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ tiêu thụ trên 25 tấn nông sản cho nông dân trong tỉnh. Sở KH&ĐT tạo điều kiện để DN, doanh nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng và đề xuất giải quyết những vướng mắc giúp hàng hóa của DN trong tỉnh có chỗ đứng trên thị trường. Sở NN&PTNT kết nối cho 40 cơ sở tham gia hội chợ, tuần lễ quảng bá sản phẩm tại thị trường trong nước, 2 DN tham gia hội chợ quốc tế; quảng bá 401 sản phẩm trên cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho 78 DN, HTX. Cục Quản lý thị trường kiểm tra 1.366 vụ, xử phạt 315 vụ vi phạm trên 1,2 tỷ đồng, tịch thu tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 358 triệu đồng…

Giám đốc Sở Công Thương Phạm Tiến Dũng cho biết: Năm 2022, Sở đã xây dựng điểm bán hàng Việt "Tự hào Việt Nam” tại xã Độc Lập (TP Hòa Bình), nâng điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh lên 7 điểm, giúp người dân tiếp cận với các sản phẩm Việt chất lượng tốt, giá hợp lý. Hỗ trợ phân phối hàng hóa của tỉnh qua "Gian hàng trực tuyến” trên 3 sàn giao dịch điện tử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Các hội chợ triểm lãm hàng Việt diễn ra sôi động như: Hội chợ Nông nghiệp và triểm lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc; Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình…

CVĐ được đánh giá tác động tích cực đến toàn xã hội, người dân quan tâm mua sắm và tiêu dùng hàng Việt chất lượng, giá hợp lý. Các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh từng bước đầu tư máy móc, áp dụng KHKT, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh.

Năm 2023, Ban chỉ đạo tiếp tục xác định các hoạt động trọng tâm, thực hiện CVĐ với chủ đề "Tự hào hàng Việt Nam”. Gắn các hoạt động của CVĐ với hoạt động hỗ trợ DN khôi phục sản xuất, kinh doanh. Công tác tuyên truyền chú trọng giới thiệu, tôn vinh, quảng bá sản phẩm Việt chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, sản phẩm OCOP, góp phần lan tỏa niềm tự hào hàng Việt đến toàn dân. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ DN, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP. Tăng cường liên kết trong chuỗi hàng Việt, gắn với quản lý chất lượng, ATTP; thúc đẩy chuyển đổi số, thương mại điện tử…


Cẩm Lệ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục