(HBĐT) - Khởi đầu từ vài hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ, đến nay, diện tích trồng cây lấy hạt chất lượng cao trên địa bàn xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã được nhân rộng lên hơn 10 ha. Trồng cây lấy hạt được đánh giá cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lúa, giúp bà con xã Văn Nghĩa từng bước thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.


Gia đình anh Bùi Văn Sáng, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển mô hình trồng cây lấy hạt cho lợi nhuận cao.

Đưa chúng tôi thăm ruộng mướp đắng của người dân xóm Ấm, anh Bùi Văn Tập, Trưởng xóm cho biết: "Xóm Ấm có diện tích trồng cây lấy hạt lớn nhất xã với 3,5 ha/vụ, sản xuất mỗi năm 2 vụ. Khi tham gia mô hình, bà con được cung cấp hạt giống, công ty đầu tư ứng trước vật tư, cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Thổ nhưỡng thích hợp, thời tiết thuận lợi nên mướp đắng, bí đỏ phát triển xanh tốt, cho hạt chất lượng cao. Trồng cây lấy hạt không khó, quan trọng nhất là khâu thụ phấn nhân tạo, đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ của nông dân. Từ lúc gieo đến khi thu hoạch khoảng 70 - 80 ngày. Ngày trước, khi mới bắt đầu thực hiện, người dân làm theo chỉ dẫn của công ty từ khâu xuống giống đến thu hoạch. Giờ đây bà con đã thuần thục từng chi tiết, không cần chuyên gia hướng dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đòi hỏi nông dân phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định để đem lại sản phẩm chất lượng nhất”.

Từ năm 2015, cây lấy hạt chất lượng cao (chủ yếu là mướp đắng và bí) được đưa về đồng đất Văn Nghĩa. Sau 8 năm canh tác cho thấy điều kiện tự nhiên của xã thích hợp cho việc trồng cây lấy hạt. Các giống cây này có năng suất cao, dễ chăm sóc, kháng bệnh tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Thuận lợi là việc trồng cây lấy hạt được thực hiện theo hợp đồng ký kết cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bao tiêu đầu ra và hỗ trợ kỹ thuật giữa nông dân và các doanh nghiệp. Hiện có 2 doanh nghiệp là Công ty Tân Lộc Phát và Công ty Tân Hiệp Thành ký kết hợp đồng sản xuất với bà con.

Trong quá trình canh tác, các hộ được công ty cử chuyên gia về địa phương hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả, từ đó đảm bảo năng suất, chất lượng hạt. Hơn nữa, việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người dân đảm bảo đầu ra, thưởng năng suất… góp phần giúp người dân yên tâm hơn trong canh tác.

Kết quả của mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao tại xã Văn Nghĩa đã được chứng minh rõ ràng. Diện tích trồng hàng năm duy trì 10 ha/năm, tập trung nhiều nhất ở các xóm: Đồi, Ấm, Mới Nang. Trong đó, xóm Ấm có trên 10 hộ làm mô hình, tiêu biểu có các hộ thực hiện kế hoạch 5 năm như hộ các anh: Bùi Văn Sáng, Bùi Văn Sao, Bùi Văn Trúc, chị Bùi Thị Lý…

Hộ anh Sáng có diện tích lớn nhất với gần 3.000 m2 hỗn hợp, đem lại cho gia đình thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Anh Sáng cho biết: "Mặc dù mô hình trồng cây lấy hạt có nhiều thuận lợi như phù hợp điều kiện tự nhiên, cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Tuy nhiên, bà con cũng gặp khó khăn như thiếu nước tưới, quy trình chăm sóc nghiêm ngặt và ảnh hưởng từ một số dự án tại địa phương ít nhiều cản trở quá trình sản xuất. Người dân mong muốn được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bà con sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới”.

Hiện nay, 1 ha trồng mướp đắng cho sản lượng khoảng 500 kg hạt, giá bán dao động từ 500 - 600 nghìn đồng/kg; 1 ha trồng bí cho sản lượng khoảng 300 kg hạt, giá bán từ 800 - 900 nghìn đồng/kg. Cây lấy hạt chất lượng cao dễ canh tác, cho hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây được bà con đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào giảm nghèo, nâng cao thu nhập của Nhân dân xã Văn Nghĩa lên 46 triệu đồng/ người/năm.

Hoàng Dương


Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục