(HBĐT) - Với 10 dự án, 36 tiểu dự án, Đề án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững cho bà con vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.


Lồng ghép từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đã giúp cơ sở vật chất nhiều trường học trong tỉnh được đầu tư nâng cấp. (Ảnh tại trường mầm non xã Mỹ Hoà, Kim Bôi). 

Triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030, tháng 12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, đề án được triển khai thực hiện 10 dự án thành phần với kinh phí 9.693,875 tỷ đồng. 

Thực hiện Đề án, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của T.Ư, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; phân công nhiệm vụ cho các thành viên; ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; thành lập tổ giúp việc thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN từng năm và cho cả giai đoạn 2021-2025.

Theo đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, để lập kế hoạch và giao kế hoạch thực hiện đề án, Ban Dân tộc tỉnh đã hướng dẫn các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực tế về phát triển KT-XH, quy hoạch nông thôn mới để tiến hành lập danh mục các công trình từ thôn, xóm do cộng đồng đề xuất thông qua HĐND cấp xã gửi UBND huyện, thành phố tổng hợp và thẩm định trình HĐND cấp huyện cho ý kiến, gửi cơ quan thường trực (Ban Dân tộc) tổng hợp, thẩm định, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, dự kiến phân bổ kế hoạch vốn để báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh phân bổ ngân sách hàng năm. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao dự toán ngân sách nhà nước, danh mục dự án đầu tư hàng năm thực hiện Chương trình.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, các đơn vị, UBND các huyện, thành phố đề xuất gửi cơ quan thường trực Chương trình tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh phương án phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với cơ quan thường trực Chương trình hoàn chỉnh phương án, tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp cho các đơn vị tổ chức thực hiện.

Đến nay, chương trình đã giải ngân được 71.353 triệu đồng, đạt 5,76% tổng vốn kế hoạch giao (bao gồm kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023), trong đó, vốn đầu tư đã giải ngân được 28.672 triệu đồng, vốn sự nghiệp giải ngân được 42.681 triệu đồng. Từ nguồn vốn đã đầu tư nhiều dự án thuộc các lĩnh vực nước sạch, y tế, giáo dục, giao thông nông thôn, thủy lợi tại các xã vùng DTTS với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Nhờ đó, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh, nhất là về hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa cơ sở… 

Xác định Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng ĐBDTTS& MN có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - XH địa phương, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình; hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh hoàn thành các thủ tục đầu tư và giải ngân nguồn vốn thực hiện. Tổ chức rà soát, tham mưu sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến vùng ĐBDTTS&MN, chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của chương trình...

Đinh Hòa


Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Huyện Đà Bắc: Huy động nguồn lực xây dựng 4 xã nông thôn mới nâng cao

Theo Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc, đến hết năm 2023, toàn huyện có 4/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Tú Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Toàn Sơn; có 1 xã đạt 15 tiêu chí (xã Yên Hòa); 11 xã còn lại mức tiêu chí đạt từ 10 - 13 tiêu chí. Tổng số tiêu chí đạt được của toàn huyện là 209 tiêu chí, trung bình đạt 13,06 tiêu chí/xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục