(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.717 công trình thuỷ lợi các loại. Trong đó có 1.249 công trình đã được đầu tư xây dựng kiên cố bằng các nguồn vốn. Còn lại 468 công trình bai, đập tạm bằng cọc tre hoặc xếp đá. Tương ứng với các công trình đó, trên địa bàn tỉnh có 2.985 km kênh mương tưới, tiêu các loại, góp phần đảm bảo phục vụ tưới chủ động cho 70-75% diện tích lúa và một phần diện tích trồng màu.

 

Do đặc điểm các khu tưới trên địa bàn tỉnh chủ yếu là những cánh đồng nhỏ lẻ, xen kẹp bởi các dãy núi, đồi và bị chia cắt do mạng lưới sông, suối chằng chịt, nên đa số có diện tích từ 5-50 ha. Những cánh đồng có diện tích trên 50 ha đến 200 ha rất ít. Vì vậy, hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh đa số có tiết diện nhỏ, chiều dài ngắn, kích thước tiết diện thường từ 30x40 cm đến 60x80 cm. Kết cấu kênh mương cũng đa dạng, nhưng chủ yếu là vật liệu khai thác tại địa phương, tường thường được xây bằng đá hoặc gạch. Đáy kênh mương bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép. Bên cạnh đó, một số tuyến có điều kiện về vốn đã được kiến cố toàn bộ bằng bê tông cốt thép.

 

Từ các nguồn vốn Chương trình kiên cố hoá kênh mương, Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, Xây dựng cơ bản tập trung, Unicef, khắc phục hậu quả thiên tai, an toàn hồ đập…đến nay đã có 965/2.985 km kênh mương đã được kiên cố hoá, đạt 32%. Trong đó, nguồn vốn Chương trình kiên cố hoá kênh mương và công sức, tiền của do nhân dân đóng góp đã thực hiện kiên cố được 485,8 km, tổng kinh phí thực hiện là 170,03 tỷ đồng. Như vậy, tổng chiều dài kênh mương trên toàn tỉnh chưa được kiên cố là 2.020 km, chiếm 68%, kinh phí ước tính khoảng 1.400 tỷ đồng.

     

Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình tỉnh ta cũng gặp không ít khó khăn do địa hình đồi núi chia cắt, dân cư phân bố không tập trung. Nhiều tuyến kênh mương nằm trên ruộng bậc thang thường xuyên bị ảnh hưởng của nước mưa ở các lưu vực sườn đồi tác động đến công tác quản lý và khai thác các công trình. Nhiều công trình ở quá xa đường giao thông nên kinh phí do nhân dân đóng góp quá cao. Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, phân chia nhỏ lẻ nên các công trình đầu tư manh mún chưa đồng bộ…Bên cạnh đó, qua 9 năm thực hiện Chương trình cũng bộc lộ một số bất cập như: chính sách đầu tư chưa hợp lý, chưa huy động được tối đa sự tham gia của cộng đồng, nhiều nơi đã xuất hiện hiên tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Trình tự thủ tục đầu tư còn nhiều phức tạp, không phù hợp với trình độ quản lý của nông dân, gây ảnh hưởng đến tiến độ và tốn kém, láng phí trong đầu tư. Việc đầu tư dàn trải theo kiểu chia đều dẫn đến manh mún, hiệu quả thấp ảnh hưởng chung đến hiệu quả của các hệ thống công trình thuỷ lợi. Cụ thể, năm 2009, tổng kinh phí thực hiện kiên cố hoá kênh mương khoảng 34,5/40 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch, với tổng chiều dài đã hoàn thành là 66,3km, đạt 86%. Trong đó kênh mương ứng dụng công nghệ máng nhựa đang thực hiện 2.844/9.800 m, đạt khoảng 30% kế hoạch. Như vậy, năm 2009 chương trình kiên cố hoá kênh mương của tỉnh ta chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân do một số địa phương như các huyện Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Kỳ Sơn chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, không triển khai thực hiện công nghệ máy nhựa đã được giao. Bên cạnh đó, công nghệ mới chưa được nghiên cứu sản xuất hoàn chỉnh như chưa có các đoạn chuyển tiếp do thay đổi tiết diện, thay đổi độ dốc, các cửa chia nước, nhận nước…

 

Theo kế hoạch, năm 2010 toàn tỉnh sẽ triển khai kiên cố 213,7 km kênh mương, tổng kinh phí ước khoảng 124 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, các huyện, thành phố cần huy động các nguồn vốn khác cũng như động viên nhân dân tích cực ủng hộ tham gia để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực thuỷ lợi. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt phiền hà cho cơ sở. Chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới. Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng dân cư về tinh thần phát huy nội lực, xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

                                                                               

                                                                      Đức Phượng

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục