Theo một cuốn sách mới được phát hành của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ sử dụng ngoại tệ trong lưu thông ở Việt Nam là khoảng 20%, ở Lào khoảng 50% và ở Campuchia là hơn 90%.

Cuốn sách "Đối phó với nhiều loại tiền tệ trong những nền kinh tế chuyển đổi: Cơ hội hợp tác của Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Việt Nam" chỉ rõ việc đồng USD là lựa chọn số một, trên thực tế đó là hiện tượng đôla hóa, sẽ có cả mặt lợi và mặt hại.

Về mặt lợi, đôla hóa có thể đặt ra những quy tắc cho các chính phủ khi các nước này không dễ dàng cân đối thâm hụt ngân sách bằng cách in thêm tiền hay bằng cách đề ra các loại thuế mới.

Nếu việc đôla hóa dẫn tới một tỷ giá hối đoái cố định, giá cả cũng ít biến động. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều đồng tiền có thể dẫn tới việc các cơ quan quản lý kinh tế mất khả năng kiểm soát các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Việc này đồng thời làm giảm quyền lực của các ngân hàng trung ương với tư cách là người cho vay cuối cùng do ngân hàng chỉ in được một loại tiền trong khi đó người dân lại muốn giữ nhiều đồng tiền khác nhau.

Nội dung cuốn sách nêu rõ việc hợp tác chặt chẽ hơn về tiền tệ và tài chính sẽ giúp Campuchia, Lào và Việt Nam giải quyết một cách hiệu quả những thách thức đặt ra từ việc sử dụng nhiều loại tiền tệ trong nền kinh tế của nước mình.

Nhiều cuộc đối thoại khu vực về những vấn đề này cũng có thể giúp ba nước này cải thiện tính hiệu quả của các chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái đồng thời thu được nhiều lợi ích hơn từ việc tăng cường sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau.

Giovanni Capannelli - nhà kinh tế hàng đầu của Văn phòng Hợp nhất Kinh tế Khu vực (OREI) thuộc ADB đồng thời là một trong những tác giả của cuốn sách cho biết: “Việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm sẽ giúp các cơ quan quản lý tiền tệ của Campuchia, Lào và Việt Nam tìm ra một giải pháp cho vấn đề đôla hóa. Ba nước này cần chú trọng tới những mức độ khác nhau của vấn đề đôla hóa ở các nền kinh tế nước mình đồng thời nỗ lực tăng cường hợp tác khu vực, giữa ba nước với nhau và với các thành viên còn lại trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.”

Cuốn sách viết rằng những đề xuất trong tương lai cho một khuôn khổ tiền tệ hoặc tỷ giá hối đoái chung giữa ba nước cần chú trọng tới các đồng tiền được sử dụng trong nền kinh tế nước mình./.

                                                                                     Theo Vietnam+

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục