Nhắc đến HLV Bùi Lương, không ai trong giới thể thao VN suốt hai thế kỷ qua không biết. Mọi người thường gọi ông là “ông già gân”, “người đến chết mới ngừng chạy”, để tỏ lòng ngưỡng mộ tài năng và sự cống hiến của ông với điền kinh VN.

 

          Ở tuổi 78, ông Bùi Lương vẫn rất khỏe mạnh nhờ chạy hàng ngày

Nhà vô địch marathon cao 1,62m, nặng 48kg

Ông Bùi Lương sinh năm 1939 tại TP.HCM, khi 16 tuổi ông được một người cô đưa ra Hải Phòng sinh sống. Ngay từ những năm tháng là học sinh ở TP.HCM, chàng thanh niên Bùi Lương đã có tình yêu mãnh liệt với điền kinh, ông cho biết thường xuyên chạy bộ để duy trì sức khỏe. Khi ra Hải Phòng, ông vẫn miệt mài tập chạy và đăng ký tham dự giải chạy đầu tiên vào năm 1957 tại Hà Nội với tên gọi Giải chạy đường trường toàn miền Bắc tại Hà Nội. Giải năm đó thi chạy 3 vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, ông giành HCĐ trong lần đầu đi thi.

Tốt nghiệp phổ thông, chàng thanh niên Bùi Lương xin vào làm công nhân ở Nhà máy ximăng Hải Phòng để thử thách bản thân. Dù làm trong khu vực bụi bặm và vất vả nhất nhà máy nhưng Bùi Lương vẫn rất lạc quan, ông tin rằng mình phải được rèn giũa như Pavel Korchagin trong tác phẩm văn học Thép đã tôi thế đấy.

Năm 1958, Bùi Lương dự giải việt dã báo Tiền Phong lần đầu tiên tổ chức tại công viên Bách Thảo và giành HCB trong màu áo Hải Phòng. “Phần thưởng cho tấm HCB của tôi lúc đó là một đôi dép nhựa Tiền Phong và bộ quần áo thể thao của dệt kim Đông Xuân, oách lắm”, HLV Bùi Lương nhớ lại. Năm 1961, ông giành HCV marathon đầu tiên của giải việt dã, thời điểm đó kỷ lục gia marathon Bùi Lương chỉ cao 1,62m và nặng 48kg.

Sau một thời gian làm công nhân, Bùi Lương bí mật viết đơn xin đi bộ đội. Vào quân ngũ, ông được bố trí về đơn vị pháo phòng không đóng quân ngay ở địa bàn Hải Phòng để bảo vệ thành phố. Hằng ngày ông dậy từ 3h45 sáng chạy bộ 10km, khi đơn vị thức dậy và bắt đầu bài tập lúc 5h ông lại tiếp tục tập luyện theo quân ngũ. Sau ba năm quân ngũ, năm 1962 ông về thi đấu lại cho thể thao Hải Phòng và giành nhiều thành tích nên được gọi lên tập trung đội tuyển điền kinh quốc gia năm 1965.

Thi đấu trong 20 năm liên tục, năm 1977 khi đã 38 tuổi, HLV Bùi Lương mới đi học đại học và chính thức chuyển sang công tác huấn luyện cho điền kinh Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu năm 1999.

Cống hiến bao năm cho điền kinh VN, dù vậy HLV Bùi Lương không nghỉ hưu ngày nào. Năm 1999 khi ông nghỉ hưu thì ông Hoàng Vĩnh Giang - giám đốc Sở TDTT Hà Nội - đã mời ông ở lại huấn luyện đội điền kinh Hà Nội và đưa quân sang Trung Quốc tập huấn chuẩn bị cho SEA Games 2003. Sau SEA Games 2003, HLV Bùi Lương về làm HLV đội tuyển điền kinh quốc gia đến năm 2010. Từ năm 2010 đến nay ông về Quân Đội, Bình Phước gây dựng phong trào. Từ ngày HLV Bùi Lương về Bình Phước, điền kinh trở thành mỏ vàng của thể thao tỉnh này.

HLV Bùi Lương đã đào tạo nhiều nhà vô địch: Đặng Thị Tèo - HCV marathon toàn quốc, Đoàn Nữ Trúc Vân - HCV 10.000m SEA Games 22, Nguyễn Chí Đông - HCV marathon SEA Games 22, Phạm Thị Hiên, Bùi Thị Hiền - huy chương SEA Games... Mới đây tại Bình Phước, HLV Bùi Lương đã đưa VĐV Trần Văn Lợi 2 lần giành HCV leo núi Bà Rá, 1 HCV marathon toàn quốc 2013. Giúp VĐV Hoàng Nguyên Thanh giành 3 chức vô địch leo núi Bà Rá, 1 HCĐ SEA Games 2015 nội dung marathon.

“Nghiện” chạy bộ nên ít bệnh tật

Một ngày đông giáp tết 2017, HLV Bùi Lương bay từ TP.HCM về Hà Nội để chuẩn bị nhận giải thưởng Cúp chiến thắng. Hiếm có người đàn ông nào 78 tuổi có sức khỏe, sự minh mẫn tuyệt vời như ông. Vợ ông - bà Vũ Thị Lan chia sẻ: “Trời phú cho ông sức khỏe tuyệt vời vì ông đã 78 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn lạ thường. Từ bé đến giờ ông chưa hề bị bệnh tật gì. Có được sức khỏe tốt cũng nhờ ông sống rất điều độ, 78 tuổi vẫn chạy 1-2 tiếng/ngày, chơi bóng chuyền, bóng rổ cùng VĐV. Ông không uống bia rượu, thuốc lá, cứ 9h tối lên giường ngủ và 3h45 đã tỉnh dậy để đi chạy. Ngày xưa khi vợ chồng còn trẻ mua vé xem phim ngoài rạp, phim chiếu được giữa chừng đến 9h thì ông đã bỏ về đi ngủ, tôi ở lại xem một mình”.

 

Ông Bùi Lương về đích và giành HCV ở nội dung marathon toàn quốc năm 1968 Ảnh: Phan San

HLV Bùi Lương cho biết dù đã 78 tuổi nhưng ông mới hai lần vào viện khám vì viêm họng và một lần đau răng chứ chưa bao giờ phải uống thuốc. Thể thao cực nhọc, marathon còn cực nhọc gấp 10 lần, thế mà người đàn ông nhỏ thó này chưa bao giờ biết sợ, thậm chí ông cho biết “nghiện chạy hơn nghiện bất cứ gì khác”.

Ông kể: “Thời xưa đói ăn mà mỗi ngày tôi thường chạy 60- 80km, thường chạy từ Trung tâm HLTTQG Hà Nội (Nhổn) về Hưng Yên thì mới đủ bài tập. Khi chạy cũng có nhiều thời điểm cảm giác mệt mỏi lên đến cực điểm, chỉ muốn ngã khuỵu. Nhưng nếu trong đầu nghĩ chúng ta sẽ vượt qua mệt mỏi để vươn lên phía trước và cố gắng hết sức thì sẽ vượt qua được khó khăn đó. Marathon không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà cả ý chí, lòng dũng cảm của con người mới vượt qua được”.

Kỷ lục gia marathon cho biết trong 60 năm chạy ông chưa từng bị chấn thương. Chỉ có một lần ông bị lật cổ chân năm 1969 và để lại di chứng đến ngày nay là do ông chơi bóng rổ. Câu chuyện như đùa nhưng lại là sự thật của kỷ lục gia marathon VN Bùi Lương.

Xứng đáng được vinh danh trọn đời

Trong 20 năm thi đấu, ông Bùi Lương giành nhiều HCV cự ly 5.000m, 10.000m, bán marathon (21km). Ở cự ly marathon 42km ông giành 9 HCV vào các năm 1961 và từ 1967 - 1974. Đêm mai (17-1) tại Hà Nội, ông sẽ nhận giải Thành tựu cống hiến trọn đời cho nhân vật có nhiều đóng góp cho thể thao VN nhất. Giải thưởng Cúp chiến thắng do VTVcab và Công ty cổ phần thể thao 24h tổ chức để vinh danh các VĐV, HLV có nhiều đóng góp cho thể thao VN. Các thành viên hội đồng bình chọn Cúp chiến thắng bao gồm lãnh đạo và cựu lãnh đạo ngành thể thao, các nhà báo thể thao nổi tiếng...

 

                                                         TheoTuoitre

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Hàng thủ mắc sai lầm, Việt Nam bị loại tại tứ kết U23 châu Á

U23 Việt Nam có một trận cầu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục