Thanh - thiếu niên thành phố Hoà Bình luyện tập trượt patin.

Thanh - thiếu niên thành phố Hoà Bình luyện tập trượt patin.

(HBĐT) - Thời gian gần đây, trên các tuyến phố cũng như nhiều KDC trên địa bàn thành phố Hòa Bình xuất hiện khá nhiều bạn trẻ trượt patin. Đặc biệt, hiện nay, tại khu vực quảng trường Cung văn hóa tỉnh đã xuất hiện dịch vụ cho thuê giày trượt patin thu hút khá đông thanh - thiếu niên trên địa bàn tham gia.

 

Khoảng 4h chiều có mặt tại quảng trường Cung văn hóa tỉnh, chúng tôi đã thấy hàng chục bạn trẻ thuê giày luyện tập trượt patin. Hỏi ra mới biết người mở dịch vụ cho thuê giày trượt patin thuộc thế hệ 9X. Phạm Văn Sách, năm nay mới 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp THPT, Sách đi bộ đội 2 năm. Trong thời gian ở quân ngũ, Sách đã biết đến patin, trượt và đam mê patin từ đó. Sau này, Sách đã thành lập nhóm trượt patin 12 người ở thành phố Hải Phòng. Theo Sách, khi về Hòa Bình, thấy các bạn trẻ ít trò chơi, nhiều bạn cũng có chung sở thích và muốn nhiều người biết đến môn thể thao này nên em đã quyết định mở dịch vụ cho thuê giày trượt tại huyện Cao Phong. Tuy nhiên, ở đây lượng khách ít nên em chỉ mở một thời gian ngắn rồi chuyển về thành phố Hòa Bình. Với tổng vốn đầu tư khoảng 40 triệu đồng, em mua được trên 30 đôi giày trượt. Để có được những đôi giày trượt chất liệu nhựa, bánh hợp kim, Sách phải nhập về từ địa chỉ quen ở Hà Nội. Quan trọng nhất của môn thể thao này là đôi giày trượt. Với trên 1 triệu đồng, bạn đã sở hữu một đôi giày gắn bó với mình đến vài năm. Tuy vậy, nếu chưa có điều kiện, cần người hướng dẫn, bạn có thể đến thuê dịch vụ theo giờ. Mặc dù thời gian mở chưa nhiều (khoảng 2 tuần) nhưng dịch vụ của Sách đã thu hút từ 30- 40 bạn trẻ/ngày. Người tham gia chủ yếu là thanh- thiếu niên, người ít nhất mới có 4 tuổi, nhiều trên 30 tuổi. Dịch vụ cho thuê giày trượt chỉ 10.000 đồng/h. Mỗi bạn trẻ đến đây học trượt patin đều được Sách chỉ dẫn nhiệt tình. Theo Sách, chỉ cần 2- 3 buổi tập đã có thể tự giữ được thăng bằng. Sau vài tuần tập luyện là đã có thể trượt được ngon lành rồi, còn từ 2- 3 tháng là trượt được kỹ thuật. 

 

Tỏ ra đã khá thành thục lướt trên mặt đất các động tác trượt patin, em Việt Anh, học sinh lớp 11, trường THPT Công Nghiệp chia sẻ: Em đã trượt patin được 1 năm nay. Hầu như ngày nào sau giờ học ở trường về em cũng vi vu trên đôi giày trượt để thỏa mãn niềm đam mê. Không chỉ riêng em mà hiện nay đến nửa lớp tham gia, một số bạn đã đầu tư mua giày và trượt theo nhóm. Hiện nay, trên địa bàn có 3 điểm cho thuê và trượt patin là Trung tâm Thanh- thiếu niên, Cung thiếu nhi, quảng trường Cung văn hóa tỉnh... Không trực tiếp tham gia trượt patin, ông Hoàng Nam Long ở tổ 9, phường Phương Lâm đưa cháu trai Hoàng Thái Sơn, sinh năm 2005 đến luyện tập. Ông Long cho rằng đây là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Sau những giờ học căng thẳng, ông khuyến khích cháu mình luyện tập trượt patin giúp cơ thể nhanh nhẹn hơn.

 

Được biết, trượt patin nghệ thuật có xuất xứ các nước phương Tây được các du học sinh đưa về nước trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, với đặc thù là môn thể thao vận động nên người chơi patin chủ yếu là thanh- thiếu niên. Do quan niệm đây là môn thể thao đường phố nên gần đây trên địa bàn thành phố Hòa Bình xuất hiện tình trạng các bạn trẻ trượt patin, đua patin cả dưới lòng đường gây bức xúc, tiểm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn cho chính các em và người tham gia giao thông. Điều đáng nói là ngoài việc trượt patin trực tiếp dưới lòng đường, nhiều em còn không dùng các phụ kiện bắt buộc phải có như mũ bảo hiểm, bảo hiểm khuỷu tay, khuỷu chân, thậm chí có em còn đeo tai nghe nhạc khi đi patin luồn lách trên đường phố không để ý đến các phương tiện tham gia giao thông. Đã có nhiều em tự ngã, va chạm với nhau bị ngã và va chạm với cả người đi đường... Đây cũng là điều lo ngại của ông Hoàng Nam Long vì khi nhiều bậc phụ huynh không quan tâm để trẻ em trượt patin ngoài đường rất nguy hiểm. Do vậy, để bảo đảm an toàn, các bạn trẻ cần thận trọng với trò chơi này, không trượt patin dưới lòng đường, nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Chỉ nên trượt patin khi có các phương tiện bảo vệ, nơi có không gian rộng, an toàn để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

 

 

 

                                                                         Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Hơn 500 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch trẻ karate tỉnh Hòa Bình mở rộng

Tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh, Liên đoàn Karate tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Giải vô địch trẻ karate tỉnh Hòa Bình mở rộng lần thứ VI năm 2024.

Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục