Trong cùng một ngày 3-9, hai quốc gia phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới đã chính thức tham gia Hiệp định Pa-ri về chống biến đổi khí hậu, văn kiện quốc tế quan trọng có tính ràng buộc pháp lý trong việc kiểm soát khí thải sau năm 2020

 

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun và hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc tại sự kiện ngày 3-9. Ảnh: AP 

 

Tại một sự kiện trước thềm Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhau trao cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) các văn kiện chứng thực Mỹ và Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Pa-ri, theo đó đã tiến hành các bước cần thiết để tham gia Hiệp định.

 

Phát biểu nhân sự kiện này, Tổng thống Ô-ba-ma nhấn mạnh, chống biến đổi khí hậu không phải là một cuộc chiến mà một quốc gia dù mạnh đến đâu có thể một mình chiến đấu. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, Hiệp định Pa-ri là cơ hội duy nhất và tốt nhất để bảo vệ hành tinh. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ hy vọng quyết định của hai nước sẽ thúc giục thêm nhiều quốc gia cùng hành động. Theo ông Tập Cận Bình, việc đối phó với biến đối khí hậu liên quan tới tương lai của người dân mỗi nước cũng như của loài người.

 

Vào tháng 12 năm ngoái, Hiệp định Pa-ri được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) tại Pa-ri (Pháp), với mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2oC so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850) và sẽ cố gắng đưa con số này về mức 1,5oC. Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Có khoảng 180 quốc gia đã nhất trí ký thỏa thuận này và đến nay đã có 23 quốc gia khác cũng phê chuẩn Hiệp định Pa-ri, song các nước này chỉ chiếm tổng cộng 1,08% lượng khí thải toàn cầu. Được biết, Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu chỉ có hiệu lực với điều kiện phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia đại diện cho 55% lượng khí thải khí nhà kính. Khi đạt được ngưỡng này, trong vòng 30 ngày hiệp định sẽ được áp dụng. Việc hai quốc gia xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ tham gia Hiệp định Pa-ri có thể xem như bước tiến lớn đối với việc thúc đẩy khả năng thực thi hiệp định vào cuối năm nay, sớm hơn so với dự định.

 

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm… Trung Quốc và Mỹ đều phải hứng chịu nhiều hậu quả của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng. Mặc dù nhận thức rõ ràng mối hiểm họa này, song việc cắt giảm lượng khí thải tại các nước này vẫn gặp rất nhiều trở ngại do nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dựa trên phát triển sản xuất công nghiệp. Song, với bước đi này, các chuyên gia đánh giá Bắc Kinh và Oa-sinh-tơn đã chứng minh với thế giới rằng họ đóng vai trò chủ động, tích cực trong giải quyết một trong những thách thức lớn của thế giới.

 

                                                                              Theo QĐND

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục