Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri (John Kerry) và người đồng cấp Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov) hôm 26-8 đã có cuộc hội đàm tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ để thảo luận về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều năm qua ở Xy-ri.

Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri (bên trái) và người đồng cấp Nga Xéc-gây La-vrốp tại cuộc họp báo chung. Ảnh: AFP 

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nga sau cuộc hội đàm kéo dài gần 10 tiếng đồng hồ, Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri cho biết, Oa-sinh-tơn và Mát-xcơ-va đã "đạt được sự thông suốt" về con đường hướng tới một lệnh ngừng bắn mới ở Xy-ri và cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, nhưng các chi tiết kỹ thuật vẫn phải cần được giải quyết. Ông Ke-ri nêu rõ: "Ngày hôm nay, tôi có thể tuyên bố rằng chúng tôi đã đạt được sự thông suốt về lộ trình tiến tới một lệnh ngừng bắn”. Bên cạnh đó, hai bên đã có những bước tiến tiếp theo nhằm tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tình báo. Ông Ke-ri nhấn mạnh hai bên vẫn chưa vội vàng đi đến một thỏa thuận toàn diện cho đến khi nhận thấy thỏa thuận này đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người dân Xy-ri. Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm rằng các chuyên gia kỹ thuật Nga và Mỹ sẽ tiếp tục gặp nhau tại Giơ-ne-vơ trong những ngày tới để thảo luận các vấn đề chi tiết

Về phần mình, Ngoại trưởng Nga La-vrốp thông báo, hai bên đã đạt được “những thỏa thuận cụ thể” và sẽ thực thi sau khi thảo luận các chi tiết kỹ thuật. Ông La-vrốp cho rằng, các bên cần phải giải quyết một số vấn đề, chẳng hạn sự phối hợp giữa Nga và Mỹ trong các cuộc không kích chống khủng bố ở Xy-ri, việc phân biệt giữa lực lượng nổi dậy ôn hòa do Mỹ hậu thuẫn với các phần tử thuộc Mặt trận Al-Nusra liên hệ với nhóm khủng bố Al-Qaeda. Tuy nhiên nhà ngoại giao này nhấn mạnh, sự tin tưởng giữa Nga và Mỹ đang trở nên lớn dần qua các cuộc họp chung giữa quan chức hai nước.

Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga và Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai bên đã có những cuộc thảo luận kéo dài nhiều tuần nay về một lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Xy-ri, việc trợ giúp nhân đạo cho những người dân quốc gia Trung Đông này cũng như nối lại các cuộc hòa đàm tại Giơ-ne-vơ giữa Chính phủ Xy-ri và lực lượng đối lập. Nga và Mỹ là đồng Chủ tịch Nhóm quốc tế hỗ trợ Xy-ri, tập hợp khoảng 20 quốc gia. Tháng 11-2015, nhóm này từng đưa ra một lộ trình hòa bình cho Xy-ri, theo đó một chính phủ chuyển tiếp tại Xy-ri lẽ ra phải được thành lập vào đầu tháng 8 vừa qua. Tháng 2 năm nay, một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký nhưng tồn tại không lâu sau đó.

Theo Liên hợp quốc (LHQ), Xy-ri hiện đang là thảm kịch lớn  của thời đại khi mà tình hình tại quốc gia này ngày càng trở nên tồi tệ. Không chỉ tiến trình chính trị rơi vào bế tắc mà cứu trợ nhân đạo ngày càng ít đến với người dân. Trong suốt tháng 8 này, không có bất cứ một chuyến xe nhân đạo nào được cử đi. Theo ông Xtê-phen Ô Bri-en (Stephen O’Brien), người phụ trách nhân đạo LHQ, dù việc chuẩn bị can thiệp khẩn cấp đã sẵn sàng nhưng các điều kiện an ninh không được bảo đảm. Ít nhất 130 người làm nhiệm vụ nhân đạo tại Xy-ri đã thiệt mạng. Trong tháng 9 tới, LHQ có kế hoạch cứu trợ 2 triệu thường dân Xy-ri. Kế hoạch này đã được chuyển cho phía chính quyền Đa-mát.

                                                                                  

                                                                        Theo QĐND

 

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục