Hàng loạt hoạt động tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc tại khu vực biển Đông sau khi tòa Trọng tài Thường trực quốc tế ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò phi lý đến nay khiến các chuyên gia, nhà phân tích, giới quan sát tỏ ý e ngại, thậm chí một số quốc gia không liên quan trực tiếp cũng thay đổi sách lược.

Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản tham gia tuần tra trên biển

 

Vi phạm nghiêm trọng

Chỉ hơn nửa tháng, từ ngày 18-7 đến ngày 6-8, Trung Quốc đã hai lần tuyên bố điều máy bay đến tuần tra ở biển Đông, đội máy bay quân sự được Bắc Kinh sử dụng gồm máy bay ném bom H-6K, tiêm kích Su-30, máy bay trinh sát, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp liệu trên không. Trung Quốc trong thời gian này còn thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông, khu vực diễn tập kéo dài từ tỉnh Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa. Hàng chục máy bay tiêm kích đã được điều động tham gia, hàng trăm tên lửa được bắn ra. 

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, khẳng định Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố của các bên về biển Đông (DOC) mà nước này đã ký với ASEAN từ năm 2002, trong đó “đề nghị các bên kiềm chế thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp”. 

Ông Carl Thayer còn đặc biệt lưu ý đến các hình ảnh vệ tinh gần đây do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ công bố về các sân bay và quy mô xây dựng nhà chứa máy bay phức hợp dành cho các máy bay chiến đấu đa chức năng tiên tiến và các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc ở đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn, và nhận định “Đây là một diễn biến đáng ngại”. Theo ông, Trung Quốc đang tìm cách phá bỏ luật quốc tế bằng cách thiết lập luật của riêng mình nhằm mục đích “dùng việc đe dọa quân sự hóa hơn nữa ở biển Đông như một đòn bẩy để buộc các nước cùng có tranh chấp bước vào thương lượng bên ngoài khuôn khổ của phán quyết mà Tòa trọng tài đưa ra”. Nhiều nhà phân tích cũng dự đoán rằng thời điểm “cốt yếu” để Trung Quốc đẩy cao hành động sẽ diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức thượng đỉnh G20 và trước khi Mỹ tổ chức bầu cử vào tháng 11 tới.

Các nước kêu gọi thượng tôn pháp luật

Các hoạt động và gia tăng hiện diện quân sự tại biển Đông của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối của dư luận quốc tế, các tổ chức hòa bình đồng thời nhiều nước có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp như Philippines, Nhật Bản, Australia, Mỹ, Ấn Độ… cũng có các động thái phản ứng. 

Mới đây nhất, Ngoại trưởng Philippines cùng người đồng cấp Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tinh thần thượng tôn pháp luật và an ninh biển tại những khu vực đang xảy ra tranh chấp. Lời kêu gọi được đưa ra tại cuộc họp báo chung tại thành phố Davao, miền Nam Philippines ngày 12-8 trong chuyến thăm dài 3 ngày đến Philippines của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát biểu trong buổi họp báo: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc đảm bảo tôn trọng tuyệt đối tinh thần thượng tôn pháp luật và tự do, an ninh, an toàn hàng hải”. Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Kishida, cũng tái khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đảm bảo trật tự biển dựa trên pháp quyền đối với an ninh, sự ổn định của khu vực và nhấn mạnh: “Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau nỗ lực theo đuổi những biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế để giải quyết mâu thuẫn thay vì tranh chấp bằng vũ lực hay ép buộc”.

Lời kêu gọi của ông Kishida phần nào thể hiện ý tưởng của Sách trắng quốc phòng thường niên được nội các Nhật Bản phê duyệt ngày 2-8 nhận định Bắc Kinh nên chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế gần đây để giải quyết tranh chấp hàng hải với Philippines.

Chính phủ Pháp đang hối thúc 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là Đức và Anh (dù London đã quyết định rời khỏi liên minh), phối hợp cùng nhau trong việc tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải chung ở biển Đông nhằm đảm bảo sự hiện diện rõ ràng và thường xuyên tại vùng biển này. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định Pháp sẽ tiếp tục cho tàu hải quân và máy bay tới bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép cũng như bất kỳ nơi nào có thực tế đòi hỏi điều đó. Theo Reuters, các tàu khu trục hộ tống trang bị các vũ khí đối đất, đối không và chống tàu ngầm của hạm đội Hải quân Pháp, dự kiến sẽ dẫn đầu đội tuần tra của Pháp tại biển Đông sớm nhất trong năm nay.

Tổ chức Hội đồng đại diện các hội đoàn Pháp - Việt (CRAFV) có trụ sở tại Pháp vừa ra kiến nghị “Vì sự tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài liên quan tranh chấp ở biển Đông” với nội dung yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài, tôn trọng Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà nước này là thành viên, chấm dứt việc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa, cũng như chấm dứt các hành động ngăn cản bất hợp pháp ngư dân Việt Nam đánh bắt trên ngư trường truyền thống của mình. Bản kiến nghị của CRAFV được đăng tải trên trang mạng của tổ chức này và trên địa chỉ www.change.org để lấy chữ ký mọi người. Kiến nghị này dự kiến được gửi tới lãnh đạo và các cơ quan nhà nước của Pháp; các thể chế của EU, đại sứ các nước Mỹ, Trung Quốc, Australia, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Pháp và các phương tiện truyền thông quốc tế.

Trước đó, thông tin từ thông báo của Bộ Quốc phòng Australia nêu rõ, trong tháng 9 tới quân đội nước này sẽ tổ chức hoạt động trinh sát tại biển Đông với triển vọng tham gia của các tàu ngầm, tàu chiến và máy bay tuần tra chống hạm Orion. Theo trang News.com.au, ngoài mục đích giám sát, Australia cũng sẽ thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá sự hợp tác của hai nước này hiệu quả tới đâu. Canberra tuyên bố những chuyến bay này là động thái bình thường góp phần duy trì ổn định và an ninh trong khu vực, nhằm đảm bảo tự do cho hoạt động hàng hải và hàng không
.

 

 

                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục