Nhiều năm trước khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời, Chính phủ Thái-lan đã đưa ra các biện pháp quan tâm thúc đẩy hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực. Giới doanh nghiệp Thái-lan cũng rất chủ động nắm bắt những “cơ hội vàng” do thị trường AEC với số dân khoảng 625 triệu người mang lại.

 

        Ngành may mặc Thái-lan vươn mạnh ra thị trường ASEAN.

Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế. Năm 2015, tổng GDP của ASEAN là 2,43 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới; dự kiến tăng trưởng GDP năm 2016 là 4,5% và năm 2017 là 4,8%. Tổng kim ngạch thương mại ASEAN đạt 2,28 nghìn tỷ USD năm 2015, trong đó thương mại nội khối ASEAN đạt 547,2 tỷ USD (chiếm 24%).

AEC ra đời cuối năm 2015, với mục tiêu phát triển ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất với dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do, cũng như dòng chảy vốn và lao động có tay nghề tự do di chuyển. Ưu tiên hàng đầu của AEC là thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN thông qua lộ trình giảm thuế. Các nước ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm dần và xóa bỏ thuế quan ASEAN. Hiện Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái-lan đã xóa được 99,2% các dòng thuế nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) đã xóa được 90,9% các dòng thuế; tới năm 2018, tỷ lệ thuế được xóa bỏ của các nước CLMV sẽ là 97,81% và của ASEAN sẽ là 98,67%. Khi đó, sự luân chuyển hàng hóa trong ASEAN sẽ dễ dàng và thuận lợi rất nhiều. Thái-lan, quốc gia sáng lập ASEAN, có nhiều điều kiện để tận dụng những lợi thế do AEC mang lại. Thủ tướng Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha cho biết, để tận dụng những “cơ hội vàng” của AEC, một mặt Thái-lan sẽ tự trang bị nguồn nhân lực để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong Cộng đồng ASEAN, mặt khác sẽ phối hợp chặt chẽ các nước thành viên ASEAN khác.

Từ nhiều năm qua, Chính phủ Thái-lan đã triển khai hàng loạt biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nước này hội nhập AEC và giới doanh nghiệp Thái-lan chủ động tiến vào “sân chơi chung” ở khu vực, đón đầu cơ hội. Kết quả một cuộc khảo sát tại Thái-lan mới đây cho thấy, 96% số lãnh đạo các doanh nghiệp nước này nhận định AEC mang lại nhiều cơ hội tốt để họ vươn ra các quốc gia trong khu vực. Nhiều tập đoàn lớn ở Thái-lan cũng đã chuẩn bị cho sự ra đời của AEC từ nhiều năm qua nhờ tận dụng lợi thế chênh lệch về trình độ phát triển so nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ AEC, đầu tư, thương mại và lưu chuyển hàng hóa được tự do, vì vậy, việc đặt nhà máy ở các nước láng giềng sẽ có lợi về chi phí, nhất là nhân công. Nhiều doanh nghiệp Thái-lan đã đầu tư mạnh vào ngành bán lẻ ở các nước ASEAN nhằm mở rộng và tạo kênh phân phối thuận lợi cho hàng Thái-lan. Dòng vốn đầu tư của Thái-lan vào các nước ASEAN vì thế tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, trong đó riêng chín tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp Thái-lan đã đầu tư 1,9 tỷ USD vào ASEAN, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của nước này. Nhiều công ty lớn như Amata, Tập đoàn xi-măng Siam (SCG), Tập đoàn Dầu khí Thái-lan (PTT)... đã tăng cường đầu tư vào các thị trường có tốc độ phát triển nhanh, nhân công rẻ và dồi dào nguồn tài nguyên như Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia. Hàng loạt doanh nghiệp khác của Thái-lan cũng tìm được chỗ đứng khá ổn định tại các thị trường “khó tính” hơn trong khối, như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin.

Các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ và sự năng động, chủ động hội nhập kinh tế khu vực của giới doanh nghiệp Thái-lan đã góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng tích cực hơn. Theo Ủy ban Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Thái-lan (NESDB), vượt xa nhiều dự báo, GDP của Thái-lan trong quý I năm nay đạt 3,2%, là mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm trở lại đây và đạt 3,5% trong quý II, giúp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2016 đạt 3,4%. Nhiều tổ chức tài chính uy tín thế giới dự báo, với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế khởi sắc thời gian qua, Thái-lan có thể đạt mức tăng trưởng GDP khả quan hơn trong năm nay và năm 2017, trong biên độ từ 3,3% đến 3,5%.

 

 

                                                                       Theo Nhandan

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục