Đêm 2-11, đã xảy ra hàng chục vụ tấn công tại ba tỉnh cực Nam Thái Lan: Xong-khla (Songkhla), Na-ra-thi-oát (Narathiwat) và Pa-tha-ni (Pattani), khiến ít nhất 2 thường dân và 1 binh sĩ thiệt mạng cùng một số người khác bị thương.

 

Binh lính Thái Lan đi tuần sau khi xảy ra một vụ tấn công ở Na-ra-thi-oát hồi tháng 8. Ảnh: AFP. 

 

Channel News Asia dẫn lời Thiếu tướng R.Phu-xa-ra (Ronnasilp Phusara), quyền chỉ huy Trung tâm Chiến dịch cảnh sát các tỉnh miền Nam, ngày 3-11 cho biết, các vụ đánh bom, nổ súng và đốt phá diễn ra từ 21 giờ 30 phút ngày 2-11. Tình trạng bạo lực này diễn ra trong bối cảnh một số quan chức cấp cao thuộc Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề miền Nam đang tới đây để tiến hành đàm phán hòa bình. Được biết, một vụ tấn công xảy ra tại địa điểm gần Căn cứ Lữ đoàn Bộ binh số 15, nơi phái đoàn Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề miền Nam dẫn đầu bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng U-đom-đệt Xi-ta-bút (Udomdej Sitabutr Udomdej Sitabutr), nhân vật cấp cao của Hội đồng Quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO), đang lưu trú.


Theo Channel News Asia,  an ninh đang được thắt chặt, nhiều chốt kiểm soát được thiết lập ở các tuyến đường lớn. Đông đảo cảnh sát, binh lính đã được triển khai, nhất là tại các trường học vốn sắp mở cửa trở lại để bước vào học kỳ mới. Hiện vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ tấn công.

Miền Nam Thái Lan vốn không còn xa lạ với tình trạng bạo lực kể từ năm 2004. Gần đây nhất, hôm 24-10, một quả bom phát nổ ở Pa-tha-ni làm 1 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương. 4 ngày sau đó, cũng tại Pa-tha-ni đã xảy ra một vụ nổ súng nhằm vào một xe ô tô khiến 2 người thương vong. Cho đến nay, đã có hơn 6.500 người bị thiệt mạng sau hơn một thập niên bạo lực ở khu vực này. 

Miền Nam Thái Lan là nơi tập trung chủ yếu của cộng đồng người Hồi giáo với khoảng 6 triệu người, chiếm 4% dân số của nước này. Do bị kích động và lấy cớ khu vực này xưa kia có một “vương quốc” bị người Thái thôn tính, lại được sự cổ vũ và hậu thuẫn từ bên ngoài, một số phần tử cực đoan tiến hành các hoạt động bạo lực đòi ly khai trong suốt thập niên 1970. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một lệnh ân xá đặc biệt kết hợp với những biện pháp phát triển kinh tế và du lịch, góp phần mang lại sự ổn định ở khu vực này cho đến tận tháng 1-2004, khi một doanh trại quân đội bị tấn công.

Mặc dù cho đến nay, Chính phủ Thái Lan dường như chưa bao giờ công bố chính thức về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn, thế nhưng theo giới phân tích, người theo đạo Hồi ở miền Nam Thái Lan luôn cho rằng họ bị phân biệt đối xử và đây là nhân tố kích động sự thù hận. Tại khu vực này, những người theo đạo Phật chỉ là thiểu số, nhưng họ thường là những thành phần giàu có hơn là đa số người theo đạo Hồi. Mặt khác, cộng đồng Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan lại là người gốc Mã Lai, trong khi người theo Phật giáo thường là người gốc Thái. Do đó, những người Thái theo đạo Phật đã bị những người Hồi giáo tại chỗ coi là người từ nơi khác tới.

Chính phủ Thái Lan qua các thời kỳ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình tại miền Nam như để các đại diện Hồi giáo được tranh cử và tham gia nghị viện, nhiều chính trị gia Hồi giáo có mặt trong chính phủ, nhiều dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã được thực hiện… Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng có các biện pháp xử lý mạnh nhằm ngăn chặn bạo lực, đưa lực lượng lớn quân đội và tăng cường lực lượng an ninh xuống các tỉnh miền Nam. Dẫu vậy, cho đến nay, những biện pháp trên vẫn chưa giải quyết được tình trạng bất ổn triền miên ở đây.

 

                                                                    Theo QĐND

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục