Ngày 3-5, truyền thông nhà nước Syria dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này cho biết, Chính phủ Syria ủng hộ đề xuất của Nga thiết lập bốn vùng giảm căng thẳng nhằm chấm dứt tình trạng giao tranh tại quốc gia Trung Đông này.

Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura tham dự buổi họp báo sau cuộc hòa đàm Syria tại Astana, Kazakhstan, ngày 24-1-2017.

Trong khuôn khổ các cuộc hòa đàm do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ diễn ra tại Kazakhstan tuần này, Nga đã đề xuất thảo luận về việc thành lập bốn vùng giảm căng thẳng tại Syria.

Hãng thông tấn nhà nước SANA dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Syria cho biết, Syria ủng hộ sáng kiến của Nga thành lập các vùng giảm căng thẳng và khẳng định cam kết thực hiện thỏa thuận chấm dứt tình trạng thù địch ký ngày 30-12-2016, trong đó có việc không ném bom những khu vực này. Ngoài ra, quân đội Syria sẽ tiếp tục giao tranh với các nhóm được cho là khủng bố trên khắp đất nước.

Trước đó, cùng ngày, trong hội nghị cấp cao tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng, Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy sẽ chấp nhận sáng kiến về khu vực giảm căng thẳng. Ông Putin cho biết, các máy bay của Nga và Chính phủ Syria sẽ tạm ngừng hoạt động trên các khu vực xác định nếu tất cả các bên đều tôn trọng lệnh ngừng bắn.

Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura đang kêu gọi phái đoàn của lực lượng vũ trang đối lập Syria quay trở lại cuộc hòa đàm đang diễn ra tại Kazakhstan. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông De Mistura cho biết, ông hy vọng lực lượng này sẽ quay lại bàn đàm phán do tầm quan trọng của việc xem xét thiết lập vùng giảm căng thẳng.

Phe đối lập đã rời bàn đàm phán ngày 3-5, yêu cầu Chính phủ Syria kiên định thực hiện thỏa thuận chấm dứt các cuộc tấn công và tiến hành hoạt động thả tù binh.

 

                                                                  TheoNhandan

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục