Tình hình căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Ai Cập với Qatar vẫn diễn biến phức tạp khi các nước chưa có dấu hiệu nào nhằm cùng nhau tìm cách hòa giải.


Khởi phát từ hôm 5/6  khi  Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cho rằng "Qatar ủng hộ khủng bố và can thiệp nội tình các nước trong khu vực”.

Sau đó là nhiều biện pháp mang hơi hướng "cấm vận” được thực thi: Công dân Qatar phải rời các nước này trong vòng 14 ngày; các hãng hàng không của UAE có thể sẽ ngưng toàn bộ các chuyến đi và đến thủ đô Doha của Qatar kể từ sáng 6/6; các nước này đóng cửa không phận với hãng hàng không Qatar Airways của Qatar…

Trong diễn biến mới nhất ngày 11/6, Ngân hàng Trung ương Bahrain vừa ra lệnh cho các ngân hàng đóng băng tài sản cũng như tài khoản của 59 cá nhân và 12 thực thể có liên quan đến Qatar mà các nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu cáo buộc có dính líu đến khủng bố.

Cuộc khủng hoảng tại vùng Vịnh đang khiến nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn trong khu vực và nhiều nỗ lực ngoại giao vẫn đang được tiến hành.

Ngày 11/6, Ngoại trưởng Kuwait Al Sabah cho biết nước này sẽ tiếp tục các nỗ lực làm trung gian tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã điện đàm trao đổi về cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và các quốc gia Arab. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhấn mạnh Mỹ ủng hộ các nỗ lực hòa giải của Quốc vương Kuwait  nhằm đem lại một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh cũng như tiến tới loại bỏ tất cả các hình thức hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

Ngoại trưởng Đức cũng lên tiếng kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh thông qua con đường ngoại giao, đồng thời chấm dứt phong tỏa đường không và đường biển đối với Qatar. Bộ trưởng Ngoại giao Đức cũng bày tỏ lo ngại rằng căng thẳng giữa các nước Arab có thể dẫn đến chiến tranh.

Trong cuộc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Al Thani mới đây, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng Nga ủng hộ ý tưởng "mọi cuộc xung đột cần được giải quyết tại bàn đàm phán bằng con đường tôn trọng lẫn nhau, đối thoại bình đẳng".

Về phía mình, Qatar vẫn bác bỏ các cáo buộc và cho biết nước này không thay đổi chính sách đối với các nước đã cắt đứt hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Qatar.


                                                                                        Theo Chinh phu.vn

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục