Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay tái khẳng định cam kết hoàn tất quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhất trí giảm số lượng vũ khí thông thường nhằm giảm căng thẳng quân sự và kiến tạo hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.


Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc cam kết phi hạt nhân hoá và kiến tạo hoà bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Yonhap)

Thoả thuận này đạt được trong cuộc gặp cấp cao lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra hôm nay tại khu vực phi quân sự ở làng đình chiến Panmumjom.

Tuyên bố chung sau cuộc gặp song phương lịch sử nêu bật: "Hai nhà lãnh đạo long trọng tuyên bố trước 80 triệu người dân ở hai quốc gia và toàn thể thế giới rằng sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên mới của hoà bình đã được mở ra”.

Hai nhà lãnh đạo đã cam kết mọi nỗ lực để kiến tạo hoà bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.

"Hàn Quốc và Triều Tiên tái khẳng định thoả thuận không xâm lược mà ở đó hai bên sẽ không sử dụng bất cứ hình thức vũ lực nào để chống lại nhau và nhất trí tuân thủ nghiêm túc thoả thuận này”, tuyên bố nêu rõ.

"Hàn Quốc và Triều Tiên cũng nhất trí giảm dần kho vũ khí khi căng thẳng quân sự giữa hai bên được xoá bỏ và lòng tin được tạo dựng thực sự”.

Trong thông cáo chung, Tổng thống Moon nói tuyên bố chung là một thoả thuận quan trọng mang lại sự chấm dứt chính thức cuộc chiến tranh Triều Tiên và phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung được tường thuật trực tiếp, Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: "Ngày hôm nay, Chủ tịch Kim và tôi khẳng định rằng việc hiện thực hoá một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân thông qua việc hoàn tất quá trình phi hạt nhân hoá là mục tiêu chung của chúng ta. Tôi tuyên bố rõ ràng rằng Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ hợp tác chặt chẽ để phi hạt nhân hoá hoàn toàn”.

Về phần mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ hợp tác để cùng bảo đảm thoả thuận này sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp bằng việc liên hệ chặt chẽ giữa hai bên để không lặp lại thất bại trong việc thực hiện các thoả thuận Hàn Quốc - Triều Tiên trong quá khứ”.

Để chấm dứt chính thức chiến tranh Triều Tiên, hai nước đã nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán ba bên và bốn bên có sự tham dự của Mỹ và Trung Quốc nhằm thay thế hiệp định đình chiến bằng một hiệp ước hoà bình.

Các nỗ lực giảm căng thẳng quân sự sẽ bao gồm việc giảm hoàn toàn bất cứ hình thức gây hấn nào ở tất cả các khu vực, gồm cả trên biển và trên không.

Để thảo luận các biện pháp hỗ trợ, Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tổ chức các cuộc đối thoại quân sự cấp tướng vào cuối tháng 5-2018.

Thêm vào đó, hai nhà lãnh đạo cũng đã nhất trí một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy hoà bình và hoà hợp giữa hai nước.

Thứ nhất, hai nước sẽ tổ chức đối thoại cấp cao trong tương lai gần để thảo luận các biện pháp thực hiện thoả thuận vừa đạt được tại cuộc gặp cấp cao lịch sử liên Triều lần thứ ba.

Hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa hai nước nhằm tăng cường quá trình hoà hợp.

Cuối cùng, hai nước nhất trí tổ chức các cuộc thảo luận của hai Hội Chữ thập đỏ để thảo luận các vấn đề nhân đạo, bao gồm việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Tuyên bố nếu rõ, hai bên sẽ nỗ lực tổ chức các cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán vào ngày 15-8 tới đây.

Theo số liệu của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính đến hết tháng 3 năm nay, khoảng 55% trong số khoảng 131.530 người Hàn Quốc trong danh sách chờ đợi được đoàn tụ đã qua đời. Lần đoàn tụ gần đây nhất giữa hai bên diễn ra vào tháng 10-2015.

 

                                            TheoNhandan

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục