Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) ngày 25/6 đã cảnh báo về khoảng cách ngày càng tăng giữa số người tị nạn cần tái định cư và những nơi sẵn sàng tiếp nhận do các chính phủ trên toàn thế giới cung cấp.


Tại Đức, chương trình tái định cư của Liên hợp quốc mang lại hy vọng cho các gia đình di cư
(Ảnh minh họa: UNHCR)

 

Trong báo cáo thường niên mới nhất về nhu cầu tái định cư toàn cầu được công bố tại Geneva, UNHCR nhấn mạnh rằng số lượng người tị nạn cần tới một giải pháp từ nước thứ ba dự kiến là 1,4 triệu vào năm 2019, trong khi số lượng các khu tái định cư trong năm 2017 chỉ dừng lại ở 75.000. Với tốc độ này, phải mất 18 năm để những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất trên thế giới được tái định cư.

"Ở Niger, tuần trước, tôi đã chứng kiến tái định cư có thể cứu được các mạng sống như thế nào, trong khuôn khổ một chương trình đổi mới để sơ tán người tị nạn được cứu thoát khỏi những điều kiện kinh hoàng ở Libya và tái định cư từ Niger sang các nước mới" – Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi tuyên bố. "Chúng tôi cần nhiều nơi tái định cư hơn để cho phép chương trình này tiếp tục, và để xem mục tiêu này và giải pháp chung giữa các quốc gia được nhân rộng để loại bỏ những thách thức toàn cầu hiện nay".

Tăng cơ hội tái định cư cho người tị nạn đến các nước thứ ba là một trong những mục tiêu chính của Tuyên bố New York về người tị nạn và người di cư. Cách tiếp cận toàn cầu mới này đối với các tình huống tị nạn đã được 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9/2016 và một trong những yếu tố chính của Hiệp ước toàn cầu mới về người tị nạn sẽ được Đại hội đồng Liên hợp quốc đưa ra vào cuối năm nay.

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, tái định cư không chỉ là đem lại cuộc sống thiết yếu cho một số người dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh, mà còn là một cách cụ thể để các chính phủ và cộng đồng chia sẻ tốt hơn trách nhiệm của cuộc khủng hoảng toàn cầu. "Chúng tôi khẩn trương cần nhiều quốc gia trở thành các quốc gia tái định cư hơn và để các quốc gia đã tái định cư tìm cách mở rộng các chương trình của họ" – ông Grandi lưu ý.

35 quốc gia hiện đang tham gia chương trình tái định cư của UNHCR, tăng từ 27 quốc gia hồi năm 2008. Báo cáo của UNHCR cũng lưu ý rằng người tị nạn từ 36 quốc tịch cần phải được tái định cư từ 65 hoạt động ở các quốc gia trên thế giới. Người tị nạn từ Syria và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) chiếm 2/3 số người tị nạn được UNHCR đề xuất tái định cư vào năm 2017.

UNHCR kêu gọi các quốc gia tổ chức tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn cần được bảo vệ gấp từ nhiều quốc gia và hoạt động khác nhau, đồng thời cam kết tiến hành một cách bền vững. Hiện nay, chỉ có 14 trong số 25 quốc gia tái định cư nhận người tị nạn từ hơn 3 hoạt động tái định cư khác nhau.

Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn cũng kêu gọi các quốc gia chi ít nhất 10% chi phí nằm viện cho các trường hợp khẩn cấp được xác định./.


Theo Báo Đảng cộng sản Việt Nam


Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục