Nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê đang phải giải quyết thách thức kép, vừa nỗ lực ngăn chặn đại dịch, vừa đưa ra các kế hoạch cụ thể vực dậy nền kinh tế đang gặp khủng hoảng nặng nề. Ðây là nhiệm vụ cần sự đồng thuận của chính phủ các nước trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.


Đường phố tại Ri-ô Đề Gia-nê-rô, Bra-xin vắng bóng khách du lịch bởi dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ la-tinh khiến nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng nặng nề trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội. Khu vực Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê dù chưa chiếm tới 10% dân số thế giới, nhưng lại có gần 20% tổng số ca lây nhiễm Covid-19 trên toàn cầu. 

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của toàn khu vực Mỹ la-tinh có thể tăng chậm trở lại trong năm 2021 lên mức 3,7%, sau khi chạm mức tăng trưởng âm 6,9% trong năm 2020. Các quốc gia Mỹ la-tinh đang cố gắng kiểm soát đại dịch thông qua việc triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đại trà, cam kết tạo điều kiện cho các khoản đầu tư mới nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

Ngoài ra, chính phủ nhiều nước sẽ gặp khó khăn về ngân sách do ảnh hưởng từ sụt giảm nguồn vốn vay nước ngoài. Bởi vậy, các chuyên gia kinh tế nhận định, sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng, là cách thức để các quốc gia trong khu vực duy trì tỷ lệ đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là trong các lĩnh vực đường sắt, cảng biển, kỹ thuật số, năng lượng. Các tổ chức đa phương trong khu vực như Ngân hàng Phát triển Mỹ la-tinh (CAF) hay Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB) cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng thúc đẩy các dự án phục hồi kinh tế.

Theo khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê thuộc Liên hợp quốc (CEPAL), năm 2021, để giảm tác động từ sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các quốc gia trong khu vực nên tập trung vào các lĩnh vực giúp thúc đẩy thay đổi công nghệ, như năng lượng tái tạo, công nghệ kỹ thuật số hay du lịch bền vững.

Du lịch, ngành công nghiệp từng chiếm 10% thu nhập ngoại hối và 11% tổng số việc làm tại Mỹ la-tinh trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo Chủ tịch Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) G. Ghê-va-ra, trong năm 2020, đại dịch đã gây thiệt hại gần 230 tỷ USD và khiến 12,4 triệu người mất việc làm. Dù chính phủ các nước trong khu vực đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ, tuy nhiên CEPAL cũng kêu gọi các quốc gia cần tiếp tục tăng cường hợp tác tiểu vùng, trao đổi thông tin y tế và ban hành các chính sách khôi phục việc đi lại của khách du lịch.

Một vấn đề khác chi phối chuỗi cung ứng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại là việc đóng cửa biên giới. Theo báo cáo từ CEPAL, ước tính nhập khẩu trong khu vực suy giảm 20% và xuất khẩu giảm 13% trong năm 2020. Thương mại nội khối chỉ chiếm 15% kim ngạch nhập khẩu, kém xa các khu vực khác trên thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc chuyển hướng dòng chảy thương mại sang các nước trong khu vực đòi hỏi phải cải thiện cơ sở hạ tầng và hậu cần, đồng thời tạo ra các chuỗi giá trị khu vực và khả năng điều phối mạng lưới sản xuất giữa các quốc gia. Lợi thế đầy tiềm năng khi sở hữu thị trường với hơn 657 triệu dân càng khẳng định vai trò quan trọng của việc thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khu vực sẽ giúp hạn chế đáng kể những tác động của cuộc khủng hoảng từ bên ngoài.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục