Kể từ giữa tháng 2, Slovakia đã đứng đầu thế giới về tỷ lệ người chết vì COVID-19 cao nhất trên cơ sở bình quân đầu người hàng tuần.


Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bratislava, Slovakia ngày 24/2/2021.

 

Tỷ lệ tử vong ở Slovakia là 1,88/100.000 dân, cao hơn so với 1,56 ở Séc và 0,59 ở Ba Lan.
Tính tới 18/3, Slovakia ghi nhận 342.430 ca mắc COVID-19, trong đó có 8.739 ca tử vong.
Số ca nhập viện liên quan đến COVID-19 ở Slovakia cũng cao nhất trên thế giới. Đầu tháng 3 năm nay, trên 4.000 người đã phải nhập viện (tỷ lệ gấp đôi so với ở Ba Lan), trong khi giới hạn hoạt động bình thường của các cơ sở này là 2500 người.

 

Trong vòng 6 tuần, tỷ lệ người sử dụng giường bệnh ở Slovakia đã tăng từ 64% lên 74% và tỷ lệ sử dụng mặt nạ thở ô xy tăng từ 76% lên 91%.

Từ ngày 3/3, Slovakia đã áp dụng các biện pháp hạn chế bổ sung để phòng chống dịch bệnh, như yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau.

Từ ngày 8/3, Slovakia yêu cầu đeo khẩu trang FFP2 trong các cửa hàng và phương tiện giao thông công cộng. Đồng thời, công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định sẽ được tăng cường.

Nếu các biện pháp trên không cải thiện tình hình trong vòng ba tuần, nước này sẽ áp lệnh phong tỏa cứng rắn hơn, bao gồm cả các hạn chế đối với các công ty sản xuất.

Theo Tiến sĩ Krzysztof Dębiec, chuyên gia phân tích cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (OSW-Ba Lan), tình hình dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng ở Slovakia là do nới lỏng kỷ luật xã hội và công tác kiểm soát việc tuân thủ các hạn chế còn lỏng lẻo.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trên là hạn chế về năng lực, xuất phát từ trách nhiệm chung trong quản lý cuộc khủng hoảng đại dịch sau những thành công đã đạt được vào mùa Xuân năm 2020.

Tính đến đầu tháng 8/2020, Slovakia đã không phải chịu những tác động tiêu cực của đợt đại dịch đầu tiên. Quốc gia này đã ghi nhận tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp hơn 7 lần so với Séc và thấp hơn 50 lần so với mức trung bình của EU. Điều này dẫn đến việc người dân Slovakia chưa có được khả năng miễn dịch cộng đồng với COVID-19, tạo điều kiện cho SARS-CoV-2 lây lan, đặc biệt là biến thể Anh.

COVID-19 lây lan nhanh chóng ở Slovakia cũng có nguyên nhân một phần từ chính phủ thay đổi chiến lược chống đại dịch những tháng gần đây. Trong làn sóng COVID-19 đầu tiên, Thủ tướng Igor Matovič đã dựa vào lời khuyên của một nhóm chuyên gia y tế. Nhưng vào mùa Hè năm ngoái, ông Matovič lại dựa vào những kỳ vọng của xã hội, dẫn đến dỡ bỏ đáng kể các hạn chế bất chấp đề xuất của các nhà dịch tễ học.

Chính phủ Slovakia đã thực hiện ý tưởng sáng tạo là xét nghiệm cho hầu hết công dân từ 10 tuổi trở lên trong 2 ngày. Mặc dù hành động vào tháng 11/2020 này rõ ràng đã làm giảm tố độ COVID-19 lây lan, nhưng nó chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định. Các hoạt động tương tự được thực hiện vào cuối tháng 1 và tháng 2/2021 đã kém hiệu quả hơn nhiều.

Trong tương lai gần, chính phủ Slovakia tin tưởng tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát nhờ vào việc áp dụng nhiều biện pháp phong tỏa hơn nữa, với hy vọng có thể tránh hạn chế hoạt động của các nhà máy sản xuất.

Các nhà chức trách Slovakia cũng đang tìm cách tăng tỷ lệ tiêm chủng và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng tốc vận chuyển vaccine cũng như sự đoàn kết từ các nước EU khác. Những lời kêu gọi của Slovakia về đoàn kết đã nhận được phản ứng tích cực.

Trong khuôn khổ hỗ trợ quốc tế, đầu tháng 3, Slovakia đã nhận được 100.000 liều vaccine do tập đoàn Pfizer-BioNTech cung cấp theo cơ chế đoàn kết của EU, sự hỗ trợ tạm thời từ Romania (5 bác sĩ và 8 y tá) và cung cấp 200 suất trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở Ba Lan.

Theo ông Dębiec, dù EU chậm cung cấp vaccine, nhưng Bratislava hy vọng rằng có thể dựa vào vaccine Sputnik V của Nga để đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng.

 

Tuy nhiên, mục tiêu này của Thủ tướng Matovič đang bị ảnh hưởng khi có một cuộc khảo sát do chính phủ ủy quyền thực hiện cho thấy chỉ có 5,7% người Slovakia muốn tiêm vaccine Sputnik V.
Bên cạnh đó, thỏa thuận mua vaccine của Nga đã làm dấy lên căng thẳng trong liên minh cầm quyền, thậm chí có thể dẫn đến sự tan rã.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục