Lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước, ngày 3/8, người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nhật Bản (JMA) Toshio Nakagawa kêu gọi chính phủ ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc nhằm kiềm chế sự bùng phát số ca nhiễm COVID-19 tại thủ đô Tokyo và nhiều nơi khác.


Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/7/2021.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi Thủ tướng Suga Yoshihide thông báo một thay đổi chính sách, theo đó chỉ những bệnh nhân COVID-19 thể nặng và nhaững người có nguy cơ bệnh diễn biến nặng mới được nhập viện, trong khi những người khác cần cách ly tại nhà.

Bác sĩ Hironori Sagara, Giám đốc Bệnh viện Đại học Showa, cho biết các bệnh viện ở Tokyo đều đã cảm thấy sức ép, liên tiếp phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân.

Nhật Bản đang chứng kiến sự gia tăng mạnh số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Thủ đô Tokyo ghi nhận 3.709 ca nhiễm mới trong ngày 3/8, gần bằng con số kỷ lục 4.058 ghi nhận ngày 31/7. Gần 70% giường cho bệnh nhân COVID-19 thể nặng đã kín vào ngày 1/8.

Phát biểu với báo giới, Chánh Văn phòng Nội các Katsunobu Kato cho biết số ca nhiễm ở người trẻ đang tăng lên, trong đó người từ 40-50 tuổi mắc triệu chứng nặng tăng nhiều, nhưng một số người không thể được nhập viện.

Thủ tướng Suga và Ban tổ chức Olympic khẳng định không có liên hệ nào giữa Olympic Tokyo 2020 (diễn ra từ ngày 23/7 - 8/8) với đợt tăng mạnh số ca nhiễm mới lần này. Hơn 80% vận động viên và huấn luyện viên sống trong Làng Olympic tại Tokyo đã được tiêm phòng, xét nghiệm là bắt buộc và hạn chế việc di chuyển. Ngày 3/8, Ban tổ chức thông báo 18 ca nhiễm mới liên quan đến thế vận hội, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở các vận động viên và những người liên quan tới sự kiện thể thao này lên 294.

Trong khi nhiều nước thực thi các biện pháp nghiêm ngặt, các biện pháp khẩn cấp gần đây nhất áp dụng ở Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc đề nghị các quán ăn không phục vụ đồ uống có cồn trong phòng kín và những hàng có phục vụ đồ uống có cồn thì phải đóng cửa trước 20h00.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục