Tỷ phú Elon Musk đang phải đối mặt với chỉ trích, phản đối từ nhiều phía trước kế hoạch muốn mua lại mạng xã hội Twitter với giá 43 tỉ USD, trả bằng tiền.


Tỷ phú Elon Musk tham dự một sự kiện ở Berlin, Đức.

Tỉ phú người Mỹ trong tuần qua đã chính thức đưa ra đề nghị mua đứt Twitter sau một loạt những diễn biến tiến lui - từ chỗ sở hữu hơn 9% cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn của Twitter, đến việc tham gia ban điều hành rồi lại quyết định ngừng tham gia.

Giờ đây, Elon Musk đề nghị mua lại 100% số cổ phiếu của Twitter, với giá 54,2 USD/cổ phiếu, để sở hữu hoàn toàn nền tảng mạng xã hội nổi tiếng này. Thế nhưng phản ứng đến từ ban lãnh đạo và nhân viên Twitter cũng như nguồn tiền của tỷ phú nàycó thể sẽ khiến thương vụ này gặp khó khăn. Dưới đây là những rào cản chính đối với kế hoạch thâu tóm Twitter của tỉ phú người Mỹ.

1. Nguồn tiền hạn hẹp:Là tỉ phú giàu nhất thế giới, nhưng Elon Musk có thể không có đủ lượng tiền tức thời để mua đứt Twitter. Tài sản của ông theo ước tính của Bloomberg vào khoảng 251 tỉ USD, nhưng phần lớn tập trung vào lượng cổ phiếu mà ông sở hữu ở tập đoàn Tesla và SpaceX - hai hãng mà Elon Musk làm Giám đốc điều hành.

Theo phân tích của Bloomberg, tiền thuộc diện có ngay của Musk vào khoảng 3 tỉ USD, khiến ông còn thiếu khoảng 40 tỉ USD nữa để hoàn tất thương vụ và biến Twitter thành tài sản của riêng mình.

Nhưng Elon Musk vẫn có những lựa chọn khác để huy động nguồn tiền. Dan Ives, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Wedbush, nhận định Musk có thể tái cấu trúc một phần nguồn tiền dưới dạng nợ tài chính và sau đó sử dụng cổ phiếu Tesla sở hữu làm tài sản đối ứng để vay số tiền còn lại từ các ngân hàng. Ngoài ra, ông cũng có thể bán cổ phiếu Tesla để thu tiền. Nhưng việc bán ra lượng cổ phiếu quá lớn trong thời gian ngắn có thể sẽ khiến giá cổ phiếu của công ty bị chao đảo.

2. Twitter sử dụng "viên thuốc độc”:Twitter đã sử dụng tới kế hoạch có tên gọi "viên thuốc độc” để chặn ý định của Musk muốn mua đứt công ty. "Viên thuốc độc” - một tên gọi khác của kế hoạch quyền cổ đông- là biện pháp ngăn một cổ đông tăng cổ phần lên quá mức giới hạn nhất định, bằng cách cho phép các cổ đông khác mua thêm cổ phiếu với giá thấp hơn.

Nó sẽ tạo điều kiện cho hội đồng quản trị, cổ đông lớn ngoài Musk sẵn sàng "đổ ngập" thị trường bằng các cổ phiếu mới được tạo ra, khiến việc mua lại công ty trở nên đắt đỏ đến mức vượt khả năng của người muốn mua.

Kế hoạch "viên thuốc độc” chỉ phát huy hiệu lực nếu Elon Musk sở hữu hơn 15% cổ phiếu của Twitter. Giới chuyên gia cho rằng kế hoạch này nhằm buộc Musk phải thuyết phục được ban điều hành Twitter để từ bỏ điều khoản này, hoặc là đàm phán với họ để tìm cách xử lý mới.

3. Ban điều hành Twitter phát tín hiệu "không chào đón” Elon Musk:Twitter tỏ ra không hào hứng trong chấp nhận lời mời chào của Musk. Kế hoạch "viên thuốc độc” là một tín hiệu chủ chốt cho thấy sự lưỡng lự của ban điều hành Twitter trước đề nghị của Elon Musk, dù trong tuyên bố của mình Twitter khẳng định sẽ "xem xét cẩn trọng” đề nghị này cùng với đó là trách nhiệm của ban lãnh đạo với cổ đông.

Mức giá mà Elon Musk đưa ra là 54,20 USD/cổ phiếu, cao hơn khoảng 18% so với chốt phiên giao dịch ngày 13/4, thời điểm tỷ phú người Mỹ đưa ra đề nghị mua đứt. Nhưng mức giá này vẫn thấp hơn giá mà cổ phiếu Twitter từng đạt được hồi đầu năm 2021, khiến nhiều chuyên gia cho rằng giá đề nghị có thế quá thấp.

4. Nhân viên lo sợ:Thông qua mạng xã hội cũng như tại các cuộc gặp trực tiếp với Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawa, nhiều nhân viên làm việc tại trụ sở chính của Twitter tại San Francisco đã bày tỏ quan ngại trước viễn cảnh tỉ phú người Mỹ nắm quyền sở hữu tư nhân với nền tảng mạng xã hội này. Một số người đặt dấu hỏi về khả năng ông Musk sẽ làm thay đổi văn hóa độc lập của Twitter cũng như các chính sách trung tính của công ty.

Ban điều hành Twitter sẽ phải xem xét kỹ hệ quả của căng thẳng có thể nổ ra giữa lực lượng lao động tỏ ra bất mãn với ông chủ sở hữu mới.

5. Elon Musk nắm quyền điều hành quá nhiều tập đoàn:Tỉ phú người Mỹ là người quá bận rộn và nhiều chuyên gia lo ngại đảm nhận vị trílãnh đạo ở một cương vị mới có thể khiến Elon Musk quá tải. Hiện tại, tỉ phú người Mỹ là Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla và công ty du lịch vũ trụ SpaceX, chủ sở hữu công ty công nghệ thần kinh Neuralink và công ty đường hầm The Boring.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục