Theo phóng viên TTXN tại Algiers, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), ông Akinwumi Adesina, tuyên bố rằng ngân hàng này đã dành tổng cộng 1,5 tỷ USD viện trợ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực ở lục địa châu Phi.


Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tuyên bố này được ông Akinwumi Adesina đưa ra tại Đại hội cổ đông của tổ chức tài chính này, diễn ra hôm 23/5 tại Accra (Ghana). Ông cũng cho biết thêm: "Kế hoạch trị giá 1,5 tỷ USD này sẽ được sử dụng để giúp các quốc gia châu Phi nhanh chóng sản xuất lương thực nhằm bù đắp cho việc mất nguồn cung do tình hình hiện tại của thị trường quốc tế".

Một thông báo từ AfDB cho biết kế hoạch viện trợ này, được thông qua hôm 20/5 bởi hội đồng quản trị của ngân hàng, nhằm tăng sản lượng lúa mì, ngô, gạo và đậu nành trên lục địa. Theo AfDB, kế hoạch này sẽ mang lại lợi ích cho "20 triệu nông dân châu Phi, những người sẽ nhận được các loại hạt giống tốt và công nghệ phù hợp để nhanh chóng sản xuất 38 triệu tấn thực phẩm". Kế hoạch này cũng sẽ bao gồm các khoản vay "nhằm cung cấp phân bón với quy mô lớn cho các đại lý và các nhà bán buôn", cũng như hỗ trợ cải cách chính sách đất đai ở các quốc gia trên khắp lục địa.

Theo AfDB, giá lúa mì đã tăng hơn 45% ở châu Phi kể từ tháng 2. Giá phân bón đã tăng 300% và châu lục này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 2 triệu tấn phân bón.

Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Sahel, nơi có tới 18 triệu người sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong ba tháng tới. Ngoài ra, từ miền nam Ethiopia đến miền bắc Kenya, trải dài qua đến Somalia (vùng Sừng châu Phi) cũng đang trong tình trạng hạn hán với gần 20 triệu người bị nạn đói đe dọa.

Theo TTXVN

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục