Hôm 19/6, Chính phủ Áo cho biết sẽ làm việc Tập đoàn Verbund để khôi phục nhà máy nhiệt điện than giúp đối phó với tình trạng thiếu khí đốt do Nga cắt giảm nguồn cung.


Máy đo khí đặt gần bồn chứa khí đốt tại Trans Austria Gasleitung (TAG), điểm phân phối khí đốt của Áo ở Baumgarten.

Theo hãng tin Reuters (Anh), quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp nội các ứng phó với khủng hoảng do Thủ tướng Karl Nehammer chủ trì. Giới chức lo ngại trong trường hợp khẩn cấp, Áocó thể phải sản xuất điện từ than đá nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm dần.

Văn phòng Thủ tướng Nehammer cho biết Tập đoàn Verbundthuộc sở hữu nhà nước - doanh nghiệp cung cấp điện chủ chốt của nước này - đã đồng ý khởi động lạinhà máy điện Mellach, ở miền nam Styria. Nhà máy Mellach là cơ sở sản xuất điện từ than đá cuối cùng của Áo, đã đóng cửa vào dầu năm 2020 khi chính phủ nước này loại bỏ dần nguồn cung năng lượng gây ô nhiễm, chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

"Chính phủ liên bang và Tập đoàn năng lượng Verbund đã đồng ýtái vận hànhnhà máy nhiệt điện ở Mellach , hiện đang ngừng hoạt động, để trong trường hợp khẩn cấp, nhà máy này có thể tái sản xuất điện từ than đá,” văn phòng của Thủ tướng Nehammer cho biết trong một tuyên bố. Giới chức cho biết thêm rằng Chính phủ cũng đang cân nhắc các biện pháp pháp lý để đa dạng hóa nguồn cung khí đốt với mục đích giảm phụ thuộc vào khí đốtcủa Nga.

Dòng khí đốt từ Nga đến châu Âu đã giảm mạnh vào cuối tuần trước, đúng thời điểm đợt nắng nóng sớm kéo đến phía nam của đất nước, khiến giá năng lượng tăng cao. Các nhà phân tíchlo ngạichâu lục này có thể phải vật lộn để tích trữ khí đốtkịp cho mùa đông.

Vienna nhập khẩu khoảng 80% khí đốt từ Moskva. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quốc gia này đang phảinỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Việc Liên minh châu Âu phụ thuộc lớnvào khí đốt của Nga và nguy cơ Moskva có thể cắt giảm nguồn cung hơn nữa để trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt, đang trở thành vấn đề đau đầu đối với các quốc gia thành viên. Nhiều quốc gia đã phải tăng cường dự trữvà tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Trước đó, nước láng giềng Đức cũng đã công bố các động thái để đối phó với khủng hoảngNgagiảm cung cấp khí đốt. Trong đó, nước này đẩy mạnhkhởi động các nhà máy nhiệt điện than. Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck nói đây là quyết định "cay đắng nhưng cần thiết để giảm tiêu thụ khí đốt”.

Tại Hy Lạp, nhà chức trách cũng đã tăng cường hoạt động khai thác than tại khu vực gần thành phố Kozanikể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố tăng sản xuất than nâu 50% để dự trữ cho đến năm 2024. Nước này cũng tạm dừng kế hoạch đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than.

"Không chỉ có Hy Lạp, tất cả các nước châu Âu đang có những động thái nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng với các biện pháp ngắn hạn. Tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là các biện pháp ngắn hạn”, ông Mitsotakis nói.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục