Theo đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, lượng khí CO2 mà nước này phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.


Các đại biểu tới tham dự Hội nghị COP27 ở thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa ngày 6/11 cho biết nước này đã đạt được những tiến bộ đáng kể hướng tới mục tiêu đạt đỉnh phát thải và trung hòa carbon.

Ông Giải Chấn Hoa đưa ra phát biểu này tại một sự kiện thuộc khu trưng bày của Trung Quốc bên lề Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.

Theo ông Giải Chấn Hoa, Trung Quốc đã tích cực thực hiện Thỏa thuận Paris và tăng cường hơn nữa sự đóng góp do quốc gia tự quyết định, nhằm đạt đỉnh phát thải và trung hòa carbon một cách mạnh mẽ, có trật tự và hiệu quả.

Ông khẳng định Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong vấn đề này. Ông cũng nêu rõ theo tính toán sơ bộ, lượng khí CO2 mà Trung Quốc phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.

Quan chức này nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc đã tích cực tạo ra một bầu không khí xanh và ít carbon trong nhiều năm qua, đồng thời khuyến khích công chúng tham gia vào việc giảm phát thải carbon và nỗ lực nhằm thiết lập một cơ chế thúc đẩy sự tham gia của tất cả các thành phần xã hội vào hoạt động này.

Theo ông Giải Chấn Hoa, Trung Quốc sẽ làm việc với tất cả các bên để thúc đẩy sự thành công của COP27, đóng góp trí tuệ và sức mạnh vào việc xây dựng một hệ thống quản trị khí hậu toàn cầu công bằng, hợp lý và cùng có lợi./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục