Trợ lý Tổng thống Vladimir Putin, ông Vladimir Medinsky, người đang dẫn dắt đoàn đàm phán Liên bang Nga với Ukraine ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết Moskva (Moscow) đặt mục tiêu đạt được hòa bình lâu dài với Kiev.
Trợ lý Tổng thống Vladimir Putin, ông Vladimir Medinsky, người đang dẫn dắt đoàn đoàn phán Liên bang Nga trong một cuộc họp báo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik
Phát biểu với các phóng viên hôm thứ Năm (15/5), ông Vladimir Medinsky, trưởng đoàn đàm phán của Liên bang Nga, cho biết Moskva muốn cùng Ukraine tham gia vào các cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul để đạt được một nền hòa bình lâu dài.
Theo trưởng đoàn đàm phán của Liên bang Nga, nỗ lực hiện tại là sự tái khởi động tiến trình hòa bình mà ông từng tham gia, nhưng đã bị phía Kiev chấm dứt cách đây ba năm.
Kênh RT của Liên bang Nga ngày 15/5, theo giờ địa phương, cả Moskva và Kiev đều đã cử các phái đoàn đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Vladimir Putin đưa ra đề xuất vào hôm 11/5 nhằm nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp để giải quyết xung đột Ukraine.
Phái đoàn của Moskva sẵn sàng làm việc một cách xây dựng để hướng tới những giải pháp khả thi. "Phái đoàn có đầy đủ trình độ và thẩm quyền cần thiết để tiến hành đàm phán”, trợ lý Tổng thống Putin nói tại Istanbul.
Ngoài trưởng đoàn Vladimir Medinsky, phái đoàn Liên bang Nga còn có sự tham gia của Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Thứ trưởng Quốc phòng Aleksandr Fomin và người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Nga Igor Kostyukov. Họ được tháp tùng bởi một số quan chức quân sự và dân sự cấp cao, cùng các nhà ngoại giao.
Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Vladimir Medinsky tại họp báo:
"Tối qua, như đã đưa tin trước đó, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã chủ trì một cuộc họp đặc biệt để chuẩn bị cho phái đoàn của chúng tôi trước các cuộc đàm phán sắp tới tại Istanbul.
Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Hội đồng An ninh Liên bang Nga, chính phủ Liên bang Nga, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, cũng như các lãnh đạo của cơ quan an ninh quốc gia, tình báo, và các chỉ huy của tất cả các nhóm lực lượng vũ trang Liên bang Nga đang tham gia chiến dịch quân sự.
Các thành viên trong phái đoàn có mặt tại đây cũng đã tham gia cuộc họp đó.
Các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại và an ninh đã được thảo luận, cùng với các báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế và ngành công nghiệp quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, và tất cả các chỉ huy nhóm quân đang tham gia chiến dịch quân sự đã báo cáo chi tiết về tình hình trên chiến trường.
Một cuộc thảo luận chung chi tiết đã được tiến hành sau đó.
Dựa trên các báo cáo của những người tham dự, Tổng thống đã đưa ra các chỉ thị và xác định rõ lập trường đàm phán cho phái đoàn Liên bang Nga tại Istanbul.
Chúng tôi coi các cuộc đàm phán lần này là sự tiếp nối của tiến trình hòa bình tại Istanbul, vốn đã bị phía Ukraine đơn phương chấm dứt cách đây ba năm.
Phái đoàn chính thức của chúng tôi đã được Tổng thống phê chuẩn và có đầy đủ năng lực và thẩm quyền hợp pháp để tiến hành đàm phán.
Phái đoàn sẽ tiếp cận đàm phán với một thái độ xây dựng, tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp khả thi và những điểm đồng thuận.
Mục tiêu cuối cùng của các cuộc đàm phán trực tiếp với phía Ukraine là đạt được một nền hòa bình lâu dài thông qua việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa) trong cuộc gặp phái đoàn Nga (trái) và Ukraine (phải) tại thành phố Istanbul, ngày 29/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo công bố của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin hôm 14/5, ngoài đoàn chính thức, Moskva cũng cử một nhóm chuyên gia đến Istanbul, bao gồm: Alexander Zorin, phó Tổng cục trưởng phụ trách thông tin của Bộ Tổng tham mưu; Yelena Podobreyevskaya, phó chánh Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga phụ trách chính sách nhân đạo quốc gia; Alexey Polishchuk, Vụ trưởng Vụ thứ hai về các quốc gia CIS của Bộ Ngoại giao; và Viktor Shevtsov, phó Cục trưởng Cục Hợp tác quân sự quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Về phía Ukraine, Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky trước đó đã bác bỏ khả năng đàm phán với Moskva trừ khi hai bên đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày. Nhưng ông Zelensky đã thay đổi lập trường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai ủng hộ các cuộc đàm phán.
Ông Zelensky, người đã trực tiếp tới Thổ Nhĩ Kỳ, từng tuyên bố ông chỉ muốn nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Putin, nhưng sau đó đã quyết định gửi một phái đoàn Ukraine đến đàm phán với phía Liên bang Nga.
Theo ông Zelensky, phái đoàn Ukraine sẽ do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 12/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, dù các vòng đàm phán vẫn đang diễn ra giữa hai bên về vấn đề nhạy cảm này.
Giáo sư Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học danh tiếng người Mỹ và giảng viên tại Đại học Columbia, nhận định giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine có thể đạt được với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Mỹ bất ngờ thúc ép Ukraine đàm phán, còn Tổng thống Erdogan tuyên bố "bước ngoặt lịch sử" đang tới gần. Tình hình xung đột Nga - Ukraine chuyển biến chóng mặt giữa các toan tính ngoại giao hậu trường.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra cuối tuần tại Geneva là "hiệu quả”.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Liên bang Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Theo hãng tin Reuters, ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ "kết thúc cuộc chiến này", trong bối cảnh Washington đang thúc đẩy một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày.