Nguồn tin từ Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan, số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến ngày 14/5/2025.
Theo Trung tâm thông tin COVID-19, số ca mắc tiếp tục tăng, với hai đợt bùng phát cụm đáng kể được xác định. Đợt bùng phát mới diễn ra sau kỳ nghỉ lễ Songkran (tuần 16), trong đó số ca mắc tăng đều đặn.
Dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan trong tháng 1 và tháng 2 năm nay. Giới chức y tế kêu gọi công chúng tiếp tục cảnh giác, theo dõi các triệu chứng, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở những nơi đông người.
Biến thể XEC là chủng tái tổ hợp mới xuất hiện của Omicron, lần đầu tiên được xác định tại Đức vào tháng 6/2024. Đây là giống lai của hai biến thể phụ: KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE). XEC mang nhiều đột biến cho phép lây truyền nhanh hơn và hiện đã được phát hiện ở ít nhất 15 quốc gia trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Dữ liệu từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC lây lan nhanh hơn 84 - 110% so với các biến thể phụ Omicron khác, chiếm 10 - 20% số ca nhiễm mới ở một số khu vực.
Các triệu chứng nhiễm XEC bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hoặc vị giác, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm tiêm vaccine và tiêm liều tăng cường, đeo khẩu trang ở những nơi đông người, rửa tay thường xuyên, duy trì khoảng cách vật lý, cách ly nếu xuất hiện các triệu chứng.
Theo VTV.VN
Ngày 12/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, dù các vòng đàm phán vẫn đang diễn ra giữa hai bên về vấn đề nhạy cảm này.
Giáo sư Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học danh tiếng người Mỹ và giảng viên tại Đại học Columbia, nhận định giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine có thể đạt được với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Mỹ bất ngờ thúc ép Ukraine đàm phán, còn Tổng thống Erdogan tuyên bố "bước ngoặt lịch sử" đang tới gần. Tình hình xung đột Nga - Ukraine chuyển biến chóng mặt giữa các toan tính ngoại giao hậu trường.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra cuối tuần tại Geneva là "hiệu quả”.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Liên bang Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Theo hãng tin Reuters, ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ "kết thúc cuộc chiến này", trong bối cảnh Washington đang thúc đẩy một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày.