Nhiều bậc cha mẹ ở Hàn Quốc cho rằng con gái sẽ là nguồn an ủi họ khi về già .

Nhiều bậc cha mẹ ở Hàn Quốc cho rằng con gái sẽ là nguồn an ủi họ khi về già .

Nhiều người Hàn Quốc tin rằng con gái sẽ mang lại nhiều hạnh phúc và đoàn kết trong gia đình hơn con traiTừ xa xưa cho đến tận bây giờ, theo văn hóa châu Á, các bậc cha mẹ vẫn thích có con trai hơn để nối dõi bởi vì con gái đi lấy chồng sẽ trở thành người của dòng họ khác. Thế nhưng, một cuộc nghiên cứu mới công bố trong tháng 2 cho thấy rằng xu hướng này đang thay đổi ở Hàn Quốc.

Thay đổi quan điểm


Theo website Channel NewsAsia, kết quả cuộc thăm dò do Viện Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Hàn Quốc tiến hành cho thấy 38% số thai phụ nước này thừa nhận rằng họ muốn sinh con gái trong khi 31% số người khác nói họ thích sinh con trai hơn. Bên cạnh đó, một điều còn gây ngạc nhiên hơn nữa là trong số những người đàn ông sắp sửa làm cha, 37% cho biết họ muốn vợ sinh con gái trong khi chỉ 29% nói thích con trai hơn.


Khó tìm vợ


Sự chênh lệch về giới tính trẻ sơ sinh tăng lên, với nam giới vượt trội, có thể gây ra nhiều vấn đề xã hội. Theo dữ liệu chính thức về kế hoạch dân số của Hàn Quốc, không có rắc rối ở nước này trước năm 2000 khi nam giới tìm vợ. Đó là bởi vì tỉ lệ về giới tính của những người trong độ tuổi kết hôn là khá cân bằng. Tuy nhiên, sau năm 2000, nam giới ở độ tuổi 25-29 gặp khó khăn khi  tìm ý trung nhân trong độ tuổi 20-24 bởi tình trạng thiếu nữ giới.

Hãng tin AFP cho biết đây là lần đầu tiên xu hướng thích sinh con gái hơn được xác nhận trong cuộc thăm dò toàn quốc ở Hàn Quốc, từng là một xã hội gia trưởng với nam giới là người đứng đầu. Lee Jeong-Rim, một nhà nghiên cứu ở Viện Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, nhấn mạnh: “Trước đây, đứa con trai trong gia đình có vai trò là người tiếp nối dòng dõi huyết thống của gia tộc và để nuôi dưỡng cha mẹ già chuyển biến nhưng hiện nay, vai trò đó đã được đánh giá thấp hơn”.


Ngoài ra, báo The New York Times nhận định sự về quan điểm như trên có thể nhận thấy ở sự thay đổi về tỉ lệ giới tính của trẻ sơ sinh. Theo đó, trong hai thập kỷ qua, khi các bậc cha mẹ có quan niệm cứng nhắc về giới tính đứa con của họ, sự chênh lệch về giới tính của trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc tăng lên đều đặn. Năm 1980, có 104 trẻ nam sinh ra so với 100 trẻ nữ. Năm 1985, tỉ lệ trẻ sơ sinh nam- nữ ở nước này là 110-100. Đến năm 1990, số trẻ sơ sinh nam vượt trội với tỉ lệ 117-100 và ở mức 116 trẻ nam so với 100 trẻ nữ vào năm 1995.


Thế nhưng, sự chênh lệch như trên đang giảm đi ở Hàn Quốc. Năm 2008, chỉ có 106,4 trẻ sơ sinh nam so với 100 trẻ sơ sinh nữ. Trong khi đó, theo AFP, tỉ lệ trung bình về sự chênh lệch nam-nữ trên thế giới là 103-107.


Người già độc lập


Theo nhà nghiên cứu Lee Jeong-Rim, bây giờ, người già ở Hàn Quốc có khuynh hướng dựa vào an sinh xã hội hơn là dọn đến ở với một đứa con trai. Có lẽ đó là yếu tố khiến các bậc cha mẹ ngày nay ít dựa vào con cái để được hỗ trợ về mặt tài chính sau khi họ nghỉ hưu. Do đó, họ cho rằng không nhất thiết phải có con trai để nuôi họ sau này.


Hơn nữa, bà nhấn mạnh: “Nhiều bậc cha mẹ thích sinh con gái hơn con trai vì họ tin rằng con gái sẽ mang lại cho họ sự đoàn kết trong gia đình và hạnh phúc lớn hơn so với đứa con trai”.


Có một cách giải thích khác cho hiện tượng nói trên cũng khá thuyết phục. Đó là hiện nay Hàn Quốc có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nhiều bậc cha mẹ chỉ muốn sinh một đứa con và họ tin rằng con gái sẽ là nguồn an ủi họ khi về già.
 

Ngoài ra, có ý kiến khác cho rằng nuôi dạy con gái vui thích hơn so với nuôi con trai.

 

                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục