Theo giới truyền thông nước ngoài, đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi Iraq tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội hôm 7/3.

Mỹ và châu Âu đánh giá cao việc cử tri Iraq đã đi bỏ phiếu bất chấp những đe dọa từ Taliban và Al Qaeda, cũng như làn sóng bạo lực diễn ra cả trước và trong cuộc bầu cử. Tuy coi đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử Iraq, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, những ngày khó khăn tại quốc gia Vùng Vịnh vẫn ở phía trước. Ông Barack Obama cũng cam kết rút toàn bộ lính Mỹ vào cuối năm 2011. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đánh giá cao khâu đảm bảo an ninh trong ngày diễn ra bầu cử.

Áp phích quảng cáo cho cuộc bầu cử hôm 7/3.

Theo thống kê,  trong ngày diễn ra bầu cử đã có ít nhất 38 người chết và hơn 110 người bị thương. Được biết, lực lượng nổi dậy phản đối sự chiếm đóng của Mỹ và chính phủ do người Shiite lãnh đạo đã bắn hơn 50 quả đạn cối vào thủ đô Baghdad, kể cả vùng Xanh.

Ngoại trưởng Anh David Miliband cho rằng, với việc đi bỏ phiếu, người dân Iraq muốn thiết lập một chính phủ có trách nhiệm và hoạt động hiệu quả vì lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, ông David Miliband cũng tuyên bố, còn quá sớm để đưa ra nhận định cuộc bầu cử diễn ra công bằng và tự do. Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner khẳng định, người dân Iraq đã đi bầu cho tương lai đồng thời nói không với chủ nghĩa khủng bố và mong muốn xây dựng nhà nước dân chủ.

Bà Catherine Ashton, đại diện cấp cao về Đối ngoại của Liên minh châu Âu đánh giá cao tỷ lệ đi bầu cử của cử tri Iraq và điều này chứng tỏ sự ủng hộ của người dân đối với nền dân chủ.

Theo giới truyền thông, kết quả chính thức sẽ được công bố sớm nhất là ngày 18/3 và phải mất nhiều tháng chính phủ liên hiệp mới có thể được thành lập bởi theo các cuộc thăm dò trước bầu cử, sẽ không có đảng nào giành được đa số ghế tại Quốc hội. Lực lượng nổi dậy và Al Qaeda có thể lợi dụng khoảng trống quyền lực này để gia tăng bạo lực.

Theo kết quả sơ bộ, Thủ tướng Nuri Al-Maliki đã giành kết quả khả quan ở khu vực miền Nam, nơi có đông người Hồi giáo Sunni sinh sống. Đây cũng là khu vực có sự cạnh tranh gay gắt của các ứng cử viên.

Phát biểu với báo chí, ông Qasim al-Abudi, phát ngôn viên của Ủy ban bầu cử Iraq cho biết, họ sẽ niêm yết kết quả ban đầu của cuộc bầu cử tại các điểm bỏ phiếu ngay sau khi nhận được thông báo. Giới bình luận cho rằng, dù liên minh nào nắm quyền họ đều phải đối mặt với việc thúc đẩy kinh tế, trong đó có lĩnh vực dịch vụ công, điện, nước, nhà ở và đặc biệt là ổn định an ninh sau khi 96.000 lính Mỹ rút hoàn toàn khỏi Iraq vào cuối năm 2011.

Lên tiếng trong một cuộc họp báo từ Iran, giáo sĩ cực đoan người Shiite Maqtada al-Sadr đã thúc giục người dân Iraq đi bỏ phiếu để mở đường cho việc thoát khỏi quân đội Mỹ. Nhiều người lo ngại bất ổn và bạo lực sẽ tiếp tục xảy ra sau bầu cử. Giới bình luận thậm chí còn cho rằng, cuộc bầu cử có thể đẩy Iraq vào một cuộc nội chiến mới gia tăng thêm mâu thuẫn giữa các sắc tộc, chủ nghĩa bè phái một lần nữa nổi lên và dễ lây lan thành cuộc chiến tại khu vực Trung Đông.

Giới quan sát cho rằng, có một điều đáng ghi nhận trong cuộc bầu cử hôm 7/3 là có rất nhiều ứng cử viên ra tranh cử bởi họ sẽ được trả lương cao nếu đắc cử.

Được biết, có 6.292 người (1.813 nữ) đăng ký tranh cử để chạy đua vào 325 ghế trong Quốc hội. Nếu trở thành nghị sỹ, họ sẽ có mức lương cao gấp 30 lần so với mức lương trung bình của công chức hạng trung ở Iraq - hưởng 9.400 USD/tháng. Đây là một trong những mức lương cao nhất khu vực Tây Á. Ngoài ra, nghị sỹ Quốc hội Iraq còn được nhà nước chi 70 triệu dinar (tiền Iraq) để mua xe bọc thép bảo vệ cùng số tiền 120 triệu dinar/năm (khoảng 102.000 USD) để trả cho 30 nhân viên an ninh bảo vệ họ

 

                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Nghi phạm ám sát Thủ tướng Slovakia nêu mục đích gây án

Theo một tài liệu của tòa án được công bố ngày 23/5, nghi phạm trong vụ ám sát bất thành Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã khai nhận muốn gây thương tích cho nạn nhân vì không đồng tình với các chính sách của chính phủ nước này, đồng thời cho biết đã sở hữu khẩu súng gây án trong hơn 30 năm.

Sập sân khấu vận động tranh cử ở Mexico, ít nhất 4 người thiệt mạng

Tối 22/5, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador xác nhận ít nhất 4 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ sập sân khấu sự kiện vận động tranh cử diễn ra ở miền Bắc nước này.

Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi

Ngày 22/5, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã chủ trì tang lễ Tổng thống Ebrahim Raisi cùng đoàn tháp tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng tại tỉnh Đông Azerbaijan ngày 19/5 vừa qua. Đông đảo người dân Iran đã đổ ra các tuyến đường ở thủ đô Tehran để tham dự lễ đưa tang nhà lãnh đạo đất nước.

G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga

Các quan chức cho biết các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ nhóm họp tại Italy trong tuần này nhằm tìm kiếm "tiếng nói chung” về việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine và giải quyết vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc tại các thị trường trọng điểm.

Các quần thể cá nước ngọt di cư giảm hơn 80% kể từ năm 1970

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.

Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục