Ông Mykola Azarov.

Ông Mykola Azarov.

Một trong những biện pháp đầu tiên ổn định hóa tình hình ở Ukraina là việc thành lập nội các mới do ông Mykola Azarov - cộng sự thân tín lâu năm của tân Tổng thống Viktor Yanukovich - đứng đầu.

Ông Mykola Azarov được biết đến như một người ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Nga. Dư luận chờ đợi ở chính phủ mới những cải cách triệt để nhằm đưa Ukraina thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kéo dài. "Nữ hoàng Cách mạng cam" Yulia Timoshenko rời khỏi chiếc ghế thủ tướng sang phe đối lập.

Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm ông Azarov vào vị trí thủ tướng thu hút được số phiếu thuận của số đại biểu Rada Tối cao vượt quá số ghế trong liên minh – 242 người. Phát biểu tại quốc hội sau khi lãnh trọng trách, ông Azarov cho hay, nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ mới là đưa Ukraina thoát khỏi tình hình nặng nề hiện nay, mà theo lời ông là “đang hấp hối”. Ngay sau đó, ông đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp với các phó thủ tướng và lãnh đạo các bộ khối kinh tế và xã hội để xác định danh sách các uỷ ban chính phủ, quyền hạn, trách nhiệm của những uỷ ban đó và phân công nhiệm vụ cho các phó thủ tướng.

Thủ tướng Azarov yêu cầu, trước ngày 11.4 chính phủ phải đưa ra được ngân sách cân bằng và thực tế cho năm 2009, coi đây là công cụ quyết định cho việc chấm dứt khủng hoảng ở Ukraina. Nguyên tắc hàng đầu mà Thủ tướng Azarov đưa ra cho những người làm ngân sách là chú trọng giúp đỡ những người nghèo và dễ bị tổn thương, huy động trách nhiệm của người giàu và các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Theo ông, ngân sách phải hướng đến việc từng bước nâng cao các chuẩn mực xã hội.

Đối thủ chính của ông Yanukovich trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống vừa qua – bà Timoshenko quyết định - chuyển sang phe đối lập. Theo các nhà phân tích, bà Timoshenko giờ đây phải tiến hành một loạt cuộc thương thuyết với các đối tác nước ngoài và làm rõ tình hình với các nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của bà.

Dư luận cho rằng, bà Timoshenko có tính đến chuyện cùng với thời gian, nước Nga sẽ thất vọng đối với ông Yanukovich, giống như đã từng thất vọng với cựu Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma, hay đương kim Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Cơ sở của quan điểm đó là việc trong thời gian bầu cử ông Yanukovich công khai cam kết xem xét lại thoả thuận khí đốt với Nga theo hướng “giảm giá”, nhưng Hãng khí đốt Nga Gazprom khẳng định sẽ không có chuyện đó; hay chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Yanukovich là đến Brussels, chứ không phải đến Mátxcơva.

Đó là chưa kể thỏa thuận đặc biệt của Yanukovich với Yushchenko về bảo đảm an ninh cá nhân và quyền bất khả xâm phạm cho vị cựu tổng thống; cũng như không thực hiện cam kết đưa tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức thứ hai ở Ukraina. Điều này khiến không chỉ Điện Kremlin, mà cả một bộ phận lớn dân chúng Ukraina không hài lòng.

Nếu như ở vấn đề mà Nga vô cùng quan tâm là việc Ukraina gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga phần nào thở phào nhẹ nhõm khi ban lãnh đạo mới của Ukraina tuyên bố sẽ thông qua đạo luật phản đối việc gia nhập các liên minh quân sự, thì ở việc hội nhập vào Liên minh Châu Âu (EU) ông Yanukovich vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách lâu nay của Ukraina.

Tân Ngoại trưởng Konstyantyn Gryshchenko tuyên bố, Ukraina một mặt duy trì quan hệ “thực dụng” với Nga vì lợi ích chung, mặt khác vẫn tiếp tục chính sách hướng tới Châu Âu mà mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên của EU. “Nếu cho rằng Ukraina có tổng thống theo quan điểm Nga là sai lầm, bởi ông Yanukovich là vị nguyên thủ theo quan điểm Ukraina” – ông Gryshchenko khẳng định.

Tân ngoại trưởng không phải là người xa lạ. Ông chính là cựu Đại sứ Ukraina tại Nga. Việc bổ nhiệm ông vào người nắm giữ trọng trách trong chính sách đối ngoại Ukraina là tín hiệu tốt cho quan hệ Nga – Ukraina. Tháng 5 tới, Tổng thống Nga Medvedev sẽ đi thăm Ukraina và quan hệ giữa 2 nước chắc chắn sẽ có bước cải thiện.

Có thể thấy một điều là những toan tính chia rẽ 2 dân tộc (Nga và Ukraina) gắn bó với nhau trong nhiều thế kỷ qua bằng những mối quan hệ văn hóa và tinh thần vững chắc đã không thành công.
Quỳnh An dịch

 

                                                                             Theo LĐ


Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục