Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm qua nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng những vấn đề cơ bản trong quan hệ giữa Matxcơva và Washington phải được thay đổi triệt để.

Cuộc hội đàm hôm qua là lần gặp đầu tiên giữa Putin và Clinton kể từ khi bà trở thành Ngoại trưởng Mỹ.

"Thủ tướng Putin nhấn mạnh rằng một bầu không khí thiện chí hơn đã được tạo ra trong quan hệ Nga-Mỹ, song những khía cạnh cơ bản trong quan hệ hợp tác song phương cần được thay đổi triệt để", Press TV dẫn lời ông Yuri Ushakov, phó chánh văn phòng chính phủ Nga.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc gặp ngày 19/3 tại ngoại ô Matxcơva. Ảnh: AP.

Thỏa thuận cắt giảm vũ khí giữa hai nước có thể được ký kết vào tháng 4 tới.

"Có thể vào tháng 4", hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Ushakov sau khi ông được hỏi khi nào Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ ký thỏa thuận thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1).

Câu trả lời của Ushakov không phải kết luận chắc chắn và cũng chẳng khác gì so với phát biểu của nhiều quan chức khác của Nga, trong đó có Tổng thống Medvedev.

Bà Clinton hôm qua khẳng định hai bên "sắp ký kết thỏa thuận mới" và chỉ còn phải đạt được sự nhất trí về một vài vấn đề kỹ thuật.

Hiệp định cắt giảm vũ khí chiến lược - bắt đầu được thương lượng từ năm ngoái - là một phần quan trọng trong nỗ lực hâm nóng quan hệ Nga-Mỹ. Tăng cường quan hệ với Nga là một trong những mục tiêu quan trọng của Tổng thống Obama. Ông chủ Nhà Trắng cần sự ủng hộ của Matxcơva trong cuộc chiến chống lực lượng Taliban ở Afghanistan, kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran và hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

START 1 đã hết hiệu lực từ ngày 5/12/2009, song hai nước vẫn chưa ký kết hiệp định thay thế. Dư luận tỏ ra hoài nghi về khả năng ký kết thỏa thuận mới sau khi Putin tuyên bố Nga muốn Mỹ nhượng bộ đối với kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa. Giới phân tích cho rằng sự chấp thuận của Thủ tướng Nga rất quan trọng.

"Putin cho thấy việc ký kết hiệp định mới sẽ không xảy ra nếu không có sự chấp thuận của ông ấy", Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Russia in Global Affairs, nhận xét.

Theo RIA, Putin nói với bà Clinton rằng Nga có thể chấp nhận các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, song ông nhấn mạnh rằng biện pháp trừng phạt không thể giải quyết vấn đề trong mọi trường hợp và đôi khi chúng còn phản tác dụng.

"Mỹ là một đối tác quan trọng của Nga. Mặc dù hai nước có quan điểm khác biệt về một số vấn đề, chúng ta vẫn có thể đạt được thỏa thuận đối với những vấn đề quan trọng nhất", Reuters dẫn lời ông Putin.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nga tỏ ra không hài lòng về sự suy giảm kim ngạch mậu dịch giữa hai nước, những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với một số công ty Nga và sự ngăn cản của Mỹ đối với nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nga. Ông Putin cảnh báo bà Clinton rằng Matxcơva sẽ không hợp tác toàn diện với Washington chừng nào Nga chưa được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

 

                                                                       Theo CAND

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục