Ngày 18-4, trong Hội nghị giải trừ vũ khí hạt nhân tại Teheran, Iran-quốc gia tổ chức hội nghị, đã có những công kích mạnh mẽ nhằm vào “chính sách hạt nhân hai mặt” của Washington. Mỹ đã công bố chính sách hạt nhân hồi đầu tháng. Trong đó đặt ra những điều kiện để LHQ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng nhấn mạnh các điều kiện này không áp dụng đối với Iran hoặc CHDCND Triều Tiên.

 

Phương tiện truyền thông Iran đưa tin, phái viên từ 60 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế và phi chính phủ đã tới tham dự hội nghị (ảnh), với khẩu hiệu “Năng lượng hạt nhân cho tất cả. Vũ khí hạt nhân không cho ai”.

Hội nghị ở Teheran được tổ chức vào thời điểm này để đối trọng với hội nghị thượng đỉnh hạt nhân của Mỹ. Tổng thống Barack Obama được cho là đã dùng hội nghị thượng đỉnh vừa qua để gây áp lực thông qua các lệnh trừng phạt thứ 4 của Liên hiệp quốc đối với Tehran.

Tổng thống Ahmadinejad tuyên bố, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, đặc biệt Mỹ, không nên là thành viên của cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Điều đó cũng sẽ bao gồm cả các cường quốc ủng hộ Iran mạnh mẽ nhất về vấn đề hạt nhân, Trung Quốc và Nga, mặc dù sự ủng hộ của họ trong thời gian gần đây đã dao động. Để thay thế cơ cấu giám sát hạt nhân hiện hành, nhà lãnh đạo Iran đề xuất thành lập một tổ chức quốc tế “độc lập” để giám sát quá trình giải trừ quân bị hạt nhân và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Ahmadinejad đã kêu gọi xem xét lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nói rằng các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân cần rà soát lại hiệp ước. Ông Ahmadinejad cho rằng, Mỹ và các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ cản trở “cam kết chính đáng” trên.

Tại hội nghị, đoàn đại biểu của Syria, Lebanon và Iraq lên tiếng ủng hộ các hoạt động hạt nhân của Iran, phản đối các lệnh trừng phạt áp đặt lên Teheran. Hội nghị cũng kêu gọi Israel, nước đồng minh của Mỹ, tham gia hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Israel được cho là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân duy nhất ở Trung Đông. Nhưng nước này không xác nhận, cũng không phủ nhận sự tồn tại của nó.

Cùng ngày, báo New York Times cho biết, vào tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã gửi một bản ghi nhớ mật, cảnh báo Nhà Trắng họ không có một chính sách hữu hiệu để đối phó với nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran. Bản ghi nhớ mật còn bao gồm một chiến dịch quân sự bí mật chống Iran nếu các biện pháp trừng phạt quốc tế không thể buộc Teheran thay đổi.

Theo báo trên, Bộ trưởng Gates đã viết trong bản ghi nhớ nhiều quan ngại của mình, trong đó có kịch bản mà được đánh giá nhiều khả năng xảy ra nhất. Đó là Iran sẽ lắp ráp được tất cả những bộ phận chính cần thiết song chưa chế tạo một vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh. Trong trường hợp này, Iran có thể vẫn là nước tham gia Hiệp ước NPT, nhưng đã trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân “ảo”.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục