Ngoại trưởng Hàn Quốc Yoo Myung-hwan hôm qua tuyên bố sẽ đưa vụ chìm tuần dương hạm Cheonan ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nếu Triều Tiên được xác nhận là nước đứng sau vụ việc này.

 

 
Phần đuôi tàu Cheonan đã được trục vớt

Ông Yoo cũng tuyên bố việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ là điều không thể nếu Bình Nhưỡng bị phát hiện là có liên quan đến vụ tuần dương hạm Cheonan.

Trong cuộc họp báo thường kỳ cùng ngày, Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ kế hoạch này của Hàn Quốc, nếu Triều Tiên được xác nhận liên quan đến vụ việc. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Philip Crowley cho rằng đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là quyền lợi của mỗi quốc gia thành viên.

Một ngày trước đó, trong cuộc họp toàn thể của Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young cho biết ông đã phán đoán Triều Tiên đứng sau thảm họa chìm tuần dương hạm Cheonan ngay sau khi vụ việc xảy ra.

Bộ trưởng Kim nói lý do mà tuần dương hạm khác mang tên Sokcho đang đóng tại khu vực lân cận đã nổ súng yểm trợ tới đích không rõ ở phía Bắc là hải quân đã phán đoán rằng vụ việc này là do miền Bắc gây ra.

Theo ông Kim, hiện chính phủ đang tính đến mọi khả năng liên quan đến nguyên nhân tàu bị chìm và không loại trừ việc miền Bắc liên quan đến vụ việc.

Trả lời câu hỏi về năng lực chế tạo vũ khí trên biển của Bình Nhưỡng, ông Kim Tae-young nói rằng hiện Bình Nhưỡng đang sở hữu một số ngư lôi và thủy lôi và nhập khẩu thêm từ các nước thứ 3 trên thế giới.

Trong tuyên bố chính thức đưa ra hôm 17/4, Triều Tiên khẳng định nước này không liên quan đến thảm họa tuần dương hạm của Hàn Quốc và cho rằng Seoul không thể tìm được nguyên nhân tàu chìm nên cố gắng đổ lỗi vụ này cho Bình Nhưỡng.

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục