Hiện Hezbollah sở hữu một số loại tên lửa tầm ngắn.

Hiện Hezbollah sở hữu một số loại tên lửa tầm ngắn.

Khả năng cải thiện quan hệ Mỹ - Syria đang vấp phải trở ngại trước các cáo buộc Damascus cung cấp vũ khí cho Hezbollah tại Li-băng.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19.4 đã triệu tập Phó trưởng phái bộ Zouheir Jabbour, đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Syria tại Washington, để cảnh báo rằng chính quyền Tổng thống Barack Obama phản đối hành động cung cấp vũ khí cho tổ chức Hồi giáo Hezbollah tại Li-băng. Theo hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Gordon Duguid, Mỹ phản đối bất kỳ sự chuyển giao vũ khí nào, nhất là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật như Scud, từ Syria cho Hezbollah, tổ chức chủ chiến tại Li-băng mà Washington liệt vào danh sách khủng bố. Ông Duguid nêu rõ hành động trên chỉ có thể đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn, gây ra mối đe dọa tức thời đối với an ninh của Israel và chủ quyền lãnh thổ của Li-băng, đồng thời cản trở tiến trình hòa bình Trung Đông.

Thông cáo trên không xác nhận rõ có khả năng xảy ra việc chuyển giao vũ khí hay không, nhưng nội dung thông cáo ám chỉ một cách mạnh mẽ rằng Mỹ đồng ý với các cáo buộc của đồng minh Israel, theo đó Hezbollah đã nắm được tên lửa Scud có khả năng đặt toàn bộ lãnh thổ Israel vào tầm ngắm. Cũng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chỉ trong vài tuần qua Washington đã 4 lần nêu vấn đề trên đối với Đại sứ quán Syria. Theo hãng tin Reuters, hồi tuần trước giới chức Mỹ cũng cho rằng Syria có ý định chuyển giao vũ khí cho Hezbollah, nhưng vẫn chưa chắc chắn rằng các tên lửa đã được lắp hoàn chỉnh khi giao hoặc chúng được chuyển sang Li-băng hay không.

Syria đã bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc trên, tố cáo Israel đang có ý định gia tăng căng thẳng trong khu vực, và có thể viện lý do này để đánh phủ đầu Damascus. Đồng thời, phía Syria cũng cho rằng Israel muốn đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới về những nghi ngờ xung quanh chương trình hạt nhân của nước này, cũng như phá hoại tiến trình nối lại quan hệ ngoại giao đang được xúc tiến giữa Damascus và Washington.

Quan hệ song phương giữa Syria và Mỹ đã trở nên căng thẳng sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Li-băng Rafik Hariri vào năm 2005. Khi đó, Damascus bị cho là đứng sau vụ ám sát này. Mặc dù Syria phủ nhận mọi sự liên quan, Mỹ đã nhanh chóng rút đại sứ về nước sau sự kiện trên. Gần đây Nhà Trắng đang nỗ lực thiết lập lại quan hệ ngoại giao với chính quyền của Tổng thống Bashar Assad, cho rằng việc cải thiện quan hệ ngoại giao với Syria là một phần quan trọng của tiến trình hòa bình Trung Đông. Nếu cáo buộc của Israel là chính xác, điều này sẽ gây nên trở ngại đối với việc chỉ định đại sứ mới của Mỹ tại Damascus sau 5 năm bỏ trống.

                                                                     Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục