Phía CHDCND Triều Tiên vẫn một mực khẳng định phía Hàn Quốc dựng chuyện gây hấn và đã đòi Hàn Quốc cho xem bằng chứng đắm tàu.

Xác tàu Cheonan đã được Hàn Quốc vớt lên. Ảnh Reuters.

Ngày 22/5, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Yong Chun đã gửi thông điệp tới Hàn Quốc yêu cầu Seoul cho xem bằng chứng về việc Triều Tiên bắn ngư lôi làm chìm tàu Cheonan.

Seoul phải cho thấy những bằng chứng cụ thể mà Seoul đưa ra để cho là Triều Tiên đã gây ra vụ đắm tàu này", thông điệp của phía CHDCND Triều Tiên nêu rõ.

Chiều ngày 21/5, CHDCND Triều Tiên lên tiếng tuyên bố rằng "Hàn Quốc đã ngụy tạo bằng chứng nhằm cáo buộc CHDCND Triều Tiên gây ra vụ đắm tàu Cheonan".

Theo CHDCND Triều Tiên thì Hàn Quốc chỉ đưa ra bằng chứng là những mảnh vỡ có nguồn gốc không xác định nhằm gán trách nhiệm cho phía CHDCND Triều Tiên và để nhằm cùng siết chặt các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên do vậy đã quyết định cử một phái đoàn 20 người tới Hàn Quốc để thẩm định kết quả điều tra nói trên của Hàn Quốc.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Yong Chun cũng đã hối thúc Hàn Quốc tiếp nhận phái đoàn này.

Tình hình bán đảo Triều Tiên đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, sau khi Seoul chính thức cáo buộc CHDCND Triều Tiên đánh chìm tàu tuần tra Cheonan hồi cuối tháng 3 bằng một quả ngư lôi.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young cũng đã tuyên bố Triều Tiên buộc phải trả giá vì đã đánh chìm tàu Cheonan khiến 46 người thiệt mạng. Ở góc độ tấn công ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, Seoul sẽ tìm kiếm thêm các lệnh trừng phạt thêm vào Triều Tiên từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Quân đội Hàn Quốc cũng cho biết đang cân nhắc việc khôi phục chương trình tuyên truyền trên truyền hình qua biên giới với CHDCND Triều Tiên, phát động các buổi diễn tập quân sự chống tàu ngầm với Mỹ và cấm các tàu biển của CHDCND Triều Tiên đi đi vào vùng biển của nước này.

Trong lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa cho hay, bằng chứng "không thể chối cãi" rằng một tàu ngầm của Triều Tiên đã đánh chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc và nước này sẽ phải đối mặt với những hậu quả quốc tế.

Phát biểu tại Tokyo, điểm khởi đầu chuyến công du 3 quốc gia châu Á, bà Clinton cho biết Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang thảo luận về sự đáp trả thích hợp sau khi cuộc điều tra quốc tế đã kết luận Triều Tiên thực hiện vụ tấn công chết người này.

Triều Tiên đã phủ nhận họ đã đánh chìm tàu và đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ nỗ lực trừng phạt họ bằng "cuộc chiến tranh toàn diện" nào.

 

 

                                                                    Theo Vietnamnet

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục