Tại Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 ở Paris, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cảnh báo lạm phát do giá hàng hóa và lương thực tăng cao đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến bạo động ở các quốc gia nghèo.

Người nghèo Ấn Độ tranh nhau xin thực phẩm miễn phí tại một trung tâm phân phối ở New Delhi - Ảnh: AFP

Theo báo Telegraph, với vai trò chủ tịch G20, Pháp kêu gọi một chiến lược toàn cầu nhằm ổn định giá lương thực. Ông Sarkozy muốn thắt chặt các quy định quốc tế cũng như sự minh bạch tối đa về giá hàng hóa. Theo tổng thống Pháp, các nước cần hạn chế hoạt động của thế lực đầu cơ nhằm ngăn chặn giá lương thực và hàng hóa tiếp tục gia tăng.

Phong trào phát triển thế giới kêu gọi G20 thắt chặt kiểm soát đầu cơ để “cứu vô số sinh mạng, xóa đói và ngăn chặn bạo động chính trị”. Reuters dẫn lời một quan chức G20 cho biết G20 sẽ thành lập các nhóm công tác để giám sát những biến động trong giá cả hàng hóa và năng lượng.

“Cuộc khủng hoảng ở Bắc Phi cho thấy áp lực từ đầu cơ đối với giá cả hàng hóa và lương thực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng” - quan chức này khẳng định. Các quan chức dự báo giá lương thực thế giới tiếp tục tăng mạnh trong năm 2011.

Tuy nhiên giới quan sát nhận định nhiều quốc gia sản xuất hàng hóa, lương thực và năng lượng đang phản đối đề xuất hạn chế đầu cơ của Pháp với lý do đây là hành vi can thiệp vào thị trường. Tại hội nghị G20, các nước cũng đổ lỗi cho chính sách tiền tệ của nhau đã gây ra tình trạng lạm phát.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho rằng tốc độ tăng trưởng cao ở các nền kinh tế mới nổi cộng với sự duy trì đồng tiền ở mức giá thấp hơn thực tế đã dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng việc FED đổ vào thị trường 600 tỉ USD thời gian qua đã đẩy dòng tiền “nóng” vào các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, dẫn đến giá cả hàng hóa tăng.

Theo AFP, tại hội nghị G-20, các nhà đàm phán đã đạt được thỏa thuận về việc đưa ra các chỉ số đánh giá tình trạng mất cân bằng kinh tế thế giới. Phần lớn các quốc gia ủng hộ năm chỉ số là tỉ giá ngoại hối, dự trữ tiền tệ, cán cân vãng lai (đo lượng tiền đi vào và đi ra khỏi một quốc gia), nợ và thâm hụt nhà nước, nợ khu vực tư nhân. Trung Quốc đã phản đối việc sử dụng tỉ giá ngoại hối và dự trữ tiền tệ. Tuy nhiên, cuối cùng Trung Quốc cũng nhượng bộ sau khi các nước đồng ý nới lỏng chỉ số cán cân vãng lai.

Trong khi đó, trên trang web Project Syndicate, chủ tịch Hãng dịch vụ tài chính Morgan Stanley châu Á Stephen S. Roach nhận định châu Á đang vướng vào một cái “bẫy lạm phát”. Trong 12 tháng qua, chỉ số lạm phát châu Á tăng 5,3%, trong đó hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ tăng lần lượt 5% và 8%. Theo chuyên gia Roach, chính quyền các nước châu Á đang ngần ngại trong nỗ lực chống lạm phát do nền kinh tế dựa quá nhiều vào xuất khẩu.

Ông Roach cho rằng thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc là ví dụ tiêu biểu cho thách thức mà châu Á đang đối mặt: cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào xuất khẩu sang dựa vào nhu cầu nội địa để chống lạm phát. Tuy nhiên, điều đó sẽ không thể diễn ra nếu không tăng lương và sức mua của người dân. Và trong một môi trường lạm phát, những nỗ lực như vậy có thể sẽ thổi bùng một đại dịch “tăng lương - tăng giá”.

                                                                                 Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục