Các thành phố phía đông Libya do quân nổi dậy kiểm soát đã thành lập một chính phủ lâm thời và chỉ định cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil lãnh đạo chính phủ này – nguồn tin từ Benghazi - thành phố đầu tiên rơi vào tay phe đối lập trong cuộc nổi dậy ở Libya cho biết ngày 27.2.


 

Người nước ngoài ồ ạt sơ tán khỏi Libya.
Người nước ngoài ồ ạt sơ tán khỏi Libya.

Trong khi đó tại Benghazi, các lãnh đạo quân đội đang chuẩn bị đưa một lực lượng quân sự của phe nổi dậy tới thủ đô Tripoli, tiếp sức cho cuộc nổi dậy đang bị ông Gaddafi đàn áp. Theo tướng Ahmed Gatrani - một lãnh tụ quân đội cấp cao đào ngũ - lực lượng này bao gồm các sĩ quan quân đội đào ngũ và những người nổi dậy. Họ đã đến được ngoại ô Tripoli.

Ông Gatrani nói: “Chúng tôi tổ chức những người sẽ hy sinh mạng sống của mình để giải phóng Tripoli. Vào được Tripoli không dễ. Bất kỳ ai cũng có thể bị bắn chết”.

Việc lực lượng quân sự của phe nổi dậy tới Tripoli để trấn áp những người trung thành với ông Gaddafi cho thấy nguy cơ bùng nổ nội chiến đang hiện hữu. Saif al-Islam - con trai ông Gaddafi - cảnh báo trong cuộc phỏng vấn hôm 26.2 rằng “các dấu hiệu của nội chiến và sự can thiệp của nước ngoài đã bắt đầu”.

Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy lực lượng quân sự của phe nổi dậy đã tới Tripoli hoặc đã tham chiến với lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Cũng chưa rõ lực lượng quân sự nổi dậy tập hợp được người và vũ khí đến mức nào để đối phó với các thách thức từ phe kia.

Trong 41 năm cầm quyền, ông Gaddafi luôn siết chặt kiểm soát quân đội. Tướng Gatrani cho biết, quân đội ở Benghazi chỉ có xe tăng cũ còn mỗi chức năng chạy. Vũ khí cũng cũ bởi chính phủ không cấp vũ khí mới cho Benghazi. Thay vào đó, Gaddafi tập trung vũ khí khí tài vào tay lực lượng đặc biệt trung thành với ông có tên là Katibat - những người được huấn luyện để bảo vệ chính quyền của ông.

Tuy nhiên, người đứng đầu lực lượng đặc biệt là Abdul Saloum Mahmoud al-Hassi đã tuyên bố đào ngũ sang phe đối lập và kêu gọi các thành viên của lực lượng đặc biệt cùng theo gót.

Tại LHQ, toàn bộ 15 thành viên Hội đồng Bảo an đã nhất trí áp dụng các biện pháp cấm vận đối với chính quyền Gaddafi. Cuộc bỏ phiếu dù phải ngừng lại nhiều lần để các thành viên HĐBA lấy ý kiến từ chính phủ của họ, song cuối cùng HĐBA nhất trí áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Libya, kêu gọi các thành viên LHQ phong tỏa tài sản của ông Gaddafi, 4 con trai và một con gái của ông ta,  cấm các thành viên gia đình và cộng sự thân thiết của ông Gaddafi được ra nước ngoài. HĐBA cũng nhất trí đưa việc chính quyền Gaddafi đàn áp đẫm máu người biểu tình lên tòa án tội phạm quốc tế để điều tra về các tội ác chống lại loài người.

Trước đó, trưởng phái đoàn ngoại giao Libya tại LHQ - Đại sứ Abdurraman Mohamed Shalgam - đã tuyên bố trong nước mắt trước HĐBA rằng, ông rời bỏ hàng ngũ với người bạn lâu năm, người thầy và người lãnh đạo của ông là Gaddafi. Ông Shalgam là người cuối cùng trong phái đoàn Libya tại LHQ đào ngũ. Sau làn sóng các đại sứ Libya tại nước ngoài tuyên bố không ủng hộ chính phủ nữa, ông Gaddafi không còn tiếng nói hoặc ảnh hưởng ở bên ngoài đất nước.

 

                                                                           Theo Bao LĐ

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục