Kẻ cầm đầu mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Đông Phi Fazul Abdullah Mohammed đã bị bắn chết tại một trạm kiểm tra an ninh ở Mogadishu, Somalia - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xác nhận hôm 12.6.


 

Fazul Abdullah Mohammed.
Fazul Abdullah Mohammed.

Vụ tiêu diệt diễn ra vào đêm 7.6, khi đó lực lượng an ninh Somalia không hề biết kẻ bị chết là ai. Họ nổ súng vào 2 người đàn ông - một trong số đó là Mohammed - khi chúng cố tình lái xe vượt qua trạm kiểm tra an ninh và dùng súng bắn họ. Tư lệnh quân đội Somalia - tướng Abdikarim Yusuf Dhagabadan - tiết lộ: “Chúng tôi đã chôn hắn rồi. Nhưng ngay sau khi kiểm tra các giấy tờ của hắn, chúng tôi lại khai quật xác hắn lên để chụp ảnh và kiểm tra ADN. Và chúng tôi phát hiện rằng hắn chính là kẻ mà người Mỹ truy nã bấy lâu”. Khi bị tiêu diệt, Mohammed mang trên người nhiều vũ khí tối tân, một số bản đồ, vài thiết bị điện tử, 40 nghìn USD tiền mặt và một hộ chiếu Nam Phi mang tên Daniel Robinson. Trong hộ chiếu giả của Mohammed ghi rõ hắn rời Nam Phi vào ngày 19.3 và sẽ đến Tanzania vào ngày 8.6 - một ngày sau khi hắn bị tiêu diệt.

Bà Hillary Clinton ca ngợi “cái chết của Mohammed là một cú giáng mạnh mẽ vào mạng lưới Al-Qaeda, các đồng minh cực đoan của tổ chức này và các hoạt động của chúng tại Đông Phi”. Sinh ra tại quần đảo Comoros vào đầu thập niên 1970, Mohammed được cho là gia nhập lực lượng Al-Qaeda ở Afghanistan trong những năm 1990. Tên này là kẻ chủ mưu hàng loạt các vụ đánh bom nhằm vào các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania vào năm 1998 khiến 224 người thiệt mạng và hơn 5 nghìn người bị thương. Trong suốt 13 năm qua, Mỹ treo giải 5 triệu USD cho ai có thể cung cấp thông tin bắt giữ được Mohammed.

Theo các chuyên gia khủng bố, cái chết của Mohammed là đòn đánh chí tử thứ ba vào mạng lưới khủng bố Al-Qaeda chỉ trong vòng 6 tuần qua. Trước đó, lực lượng an ninh Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tại nhà riêng hôm 2.5. Một tháng sau đó, Ilyas Kashmiri - kẻ chủ mưu vụ đánh bom tại Mumbai, Ấn Độ năm 2008 - thiệt mạng trong một vụ không kích của Mỹ tại Pakistan.  

 

                                                                                Theo Bao LĐ

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục