Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 18.10.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 18.10.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda dự kiến bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc vào tối nay (18.10) giữa những thông tin rằng ông sẽ trao trả một số tài liệu lịch sử nhằm cải thiện quan hệ căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.

 

Theo lịch trình, ông Noda sẽ tới Hàn Quốc vào 9h tối, đem theo một số thư tịch cổ của triều đại Joseon bị "cưỡng đoạt" về Nhật trong thời kỳ Nhật Bản đặt ách đô hộ thực dân từ năm 1910 đến 1945 - báo chí Seoul cho hay.

Cử chỉ này nhằm mục đích hướng cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Noda với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 19.10 vào hợp tác chung hơn là vào các vấn đề lịch sử và chủ quyền - tờ nhật báo JoongAng của Hàn Quốc đưa tin.

Khi ông Noda nhậm chức vào tháng 8 vừa qua, Hàn Quốc đã kêu gọi chính phủ mới của Nhật "nhìn thẳng" vào quá khứ. Nhật Bản từng đặt ách thực dân tại Hàn Quốc từ năm 1910 đến 1945 và giờ đây mối quan hệ vẫn gặp nhiều trắc trở. Mặc dù đã được cải thiện khi Hàn Quốc gửi viện trợ và bày tỏ cảm thông trước thảm hoạ sóng thần, nhưng quan hệ song phương trở nên xấu đi trong hè vừa qua xung quanh tranh chấp lãnh thổ về quần đảo trên biển Nhật Bản.

Hiện dinh Tổng thống và Đại sứ quán Nhật Bản tại Hàn Quốc cho biết chưa xác nhận kế hoạch trao trả tài liệu cổ từ triều đại Joseon của Hàn Quốc. Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Lee Myung-Bak và cựu Thủ tướng Naoto Kan đã ký thoả thuận trao trả lại toàn bộ 1.205 tập văn bản, trong đó có những tài liệu từ thế kỷ 17, trong một nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Dự kiến trong cuộc họp ngày mai, Tổng thống Lee Myung-Bak và Thủ tướng Noda sẽ thảo luận đề xuất hiệp ước thương mại tự do, chương trình trao đổi và nỗ lực tái khởi động vòng đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Bên cạnh những mối quan tâm chung nói trên, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn bất đồng về chủ quyền quần đảo Dokdo (theo tiếng Hàn) hay Takeshima (theo tiếng Nhật). Tranh chấp chủ quyền bùng phát một lần nữa trong tháng sáu khi máy bay của hàng không Hàn Quốc bay trình diễn trên quần đảo này. Đáp lại, Tokyo tẩy chay hàng không Hàn Quốc trong 1 tháng. Cùng trong tháng 6, Hàn Quốc kháng nghị ngoại giao mạnh mẽ đối với Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản, trong đó mô tả chuỗi quần đảo trên là lãnh thổ Nhật.

Mặc dù có nhiều sóng gió, nhưng giới phân tích vẫn lạc quan về mối quan hệ hai nước. Giáo sư Park Ihn-Hwi của Đại học Ewha tại Seoul cho rằng việc trả lại tài liệu lịch sử sẽ góp phần cải thiện tình hình. "Tôi không nghĩ rằng mối quan hệ xấu đi trong năm nay bởi có sự đồng thuận giữa chính phủ hai nước rằng mối quan hệ không nên căng thẳng thêm" - ông nói với AFP và bổ sung rằng Nhật - Hàn cần tăng cường hợp tác để chuẩn bị cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào do Triều Tiên kích động.

 

                                                               Theo LaoDong

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục