Tối 8/11, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã cam kết với Tổng thống nước này rằng sẽ đệ đơn từ chức vào tuần tới ngay sau khi Quốc hội thông qua các biện pháp tiết kiệm mà Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu.

 

Đất nước quan trọng hơn làm Thủ tướng

Hãng tin ANSA của Italia dẫn thông báo từ Văn phòng Tổng thống, cho biết ông Berlusconi đưa ra tuyên bố trên trong cuộc gặp kéo dài một giờ với Tổng thống Giorgio Napolitano, sau khi Hạ viện thông qua quyết toán ngân sách năm 2010 của Chính phủ. Theo các nhà phân tích, mặc dù ông Berlusconi vẫn được coi là giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện về quyết toán ngân sách năm 2010 - điều kiện tiên quyết để Quốc hội thông qua bất kỳ kế hoạch ngân sách nào trong tương lai, song, với kết quả 308/630 phiếu ủng hộ, Chính phủ của ông Berlusconi không còn kiểm soát đa số (316 phiếu) tại Hạ viện. Như vậy, ông Berlusconi có thể thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, dẫn đến khả năng vị Thủ tướng đang gặp nhiều rắc rối này có thể buộc phải từ chức.

Chính ông Berlusconi cũng đã đưa ra lý do từ chức là vì đất nước. "Việc làm Thủ tướng không quan trọng bằng vận mệnh đất nước", ông Berlusconi cho biết. Theo quan điểm của riêng ông, nên để cuộc bầu cử quốc hội diễn ra sớm, nhưng tất nhiên đó là quyết định thuộc toàn quyền của Tổng thống. Hiện tại, Italia đang nằm trong khủng hoảng và chịu áp lực lớn từ thị trường tài chính, đồng nghĩa với việc chi phí dành cho nợ quốc gia ngày càng cao.

EV không thể giúp được

Tăng trưởng kinh tế chậm và nợ công tăng cao, đó là hai vấn đề mà Italia đang phải đối mặt. Nhà nước Italia hiện đang nợ 1,9 nghìn tỷ Euro, tức 120% tổng sản phẩm quốc nội. Đây là khoản nợ lớn thứ hai EU, chỉ sau Hy Lạp. Để có đủ nguồn tài chính cho việc trả nợ và cải thiện thâm hụt ngân sách, Italia cần bán được số trái phiếu trị giá 300 tỷ Euro vào năm sau.

Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Áo, bà Maria Fekter cho rằng nền kinh tế Italia là quá lớn để đất nước này có thể tận dụng các phương án cứu trợ trong trường hợp phá sản. "Italia hiểu rõ điều này và đất nước họ không thể hy vọng vào sự giúp đỡ nào từ phía bên ngoài. Đó là lý do tại sao Italia nỗ lực như vậy vào lúc này", bà Maria Fekter nói.

Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Tài chính CH Czech Kalousek cũng cho rằng: "Tình hình tại Italia tương tự như những gì đang xảy ra tại Hy Lạp, các nước thành viên EU không thể giúp được gì. Điều cốt yếu hiện nay là sự quyết đoán và lòng quyết tâm giải quyết vấn đề này của người dân Italia".

 

                                                                                     Theo KTĐT

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục