Tổng thống Mỹ tuyên bố “sẽ xem xét mọi giải pháp” liên quan đến Iran nếu nước này sản xuất vũ khí hạt nhân. Đây là lần đầu tiên ông Obama đề cập trực diện tới phương án quân sự chống Tehran, dù rằng Washington luôn cảnh báo Israel về một ý đồ tương tự.

 

Tổng thống Obama tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại New York hôm 21/11/2011.

Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí The Atlantic số ra ngày 2/3, Tổng thống Barack Obama nói ông rất nghiêm túc về một hành động quân sự chống Iran nếu Tehran chế tạo vũ khí hạt nhân.

“Là Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tôi không đe doạ suông và cũng không được phép có quan điểm mập mờ. Tôi sẽ xem xét mọi giải pháp liên quan đến Iran, kể cả việc phải sử dụng sức mạnh quân sự”.

Cũng theo ông Obama, một số nước trong khu vực “không chấp nhận” việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân  trong khi họ lại không có loại vũ khí này. Ông cũng khuyến cáo việc Iran chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ “dẫn đến một cuộc chạy đua hạt nhân nguy hiểm tại khu vực Trung Đông” song không nêu rõ tên những nước phản đối.

“Chúng ta đều biết Iran là một nước bảo trợ khủng bố. Vì vậy, mối đe dọa về nguy cơ phổ biến vũ khí giết người hàng loạt lại càng nghiêm trọng hơn”, ông Obama khẳng định.

Tổng thống Obama đưa ra những phát biểu trên giữa lúc có nhiều quan ngại trên toàn cầu về chương trình hạt nhân của Iran và về nguy cơ Israel có thể thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Nhà nước Hồi giáo.

Theo giới phân tích, nếu Israel tấn công Iran, hành động này sẽ nhanh chóng châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khốc liệt trong khu vực, thậm chí trên toàn cầu, với những hệ quả vô cùng to lớn. Vì vậy, đây đang là mối quan ngại lớn của Tổng thống Obama, người chuẩn bị có cuộc tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại tòa Bạch Ốc vào ngày 5/3 tới.

Lâu nay, Israel và các cường quốc phương Tây cáo buộc Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình năng lượng dân sự.

Tuy nhiên, Tehran kiên quyết bác bỏ cáo buộc này, đồng thời khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình. Ngoài ra, Nhà nước Hồi giáo cũng tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán quốc tế và đón tiếp phái đoàn thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trở lại nước này.

 

                                                                               Theo Dantri

 

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục