Dầu Iran đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng và nhiên liệu của Ấn Độ.

Dầu Iran đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng và nhiên liệu của Ấn Độ.

Mỹ có thể đi đến quyết định trừng phạt Ấn Độ nếu đồng minh quan trọng này không giảm nhập khẩu dầu từ Iran.

 

Bloomberg ngày 15.3 dẫn lời một số quan chức giấu tên cho hay họ đang lo ngại Ấn Độ đang vi phạm quy định của Mỹ về hạn chế các khoản thanh toán dầu cho Iran. Theo giới chức Washington, Ấn Độ vẫn chưa giảm nhập khẩu dầu từ Iran và điều này có thể buộc Tổng thống Barack Obama ký lệnh trừng phạt New Delhi vào ngày 28.6. Nếu điều này thành sự thật thì Ấn Độ sẽ bị cấm tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ để thực hiện các giao dịch quốc tế.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho thấy Ấn Độ là khách hàng lớn thứ ba của Iran sau Trung Quốc và Nhật Bản, mua bình quân 328.000 thùng dầu mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong thời gian qua, Mỹ liên tục thúc giục các đồng minh cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran để trừng phạt nước này liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước CH Hồi giáo và đề nghị chuyển qua mua dầu của Iraq và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, Ấn Độ đến nay vẫn chưa tỏ dấu hiệu đồng ý còn Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang rất chần chừ. Mặc dù vậy, Bloomberg dẫn lời một số nguồn tin cấp cao từ New Delhi cho hay chính phủ Ấn Độ cũng đã yêu cầu các công ty quốc doanh tìm nguồn cung thay thế và giảm dần phụ thuộc vào Iran.

Giới quan sát nhận định không biết Ấn Độ sẽ nhượng bộ Mỹ đến đâu và lượng dầu nước này cắt giảm có đạt mức 15% như ý của Washington hay không. Vì vậy, khả năng Ấn Độ bị Mỹ trừng phạt không thể bị loại trừ. Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là hành động cấm vận nếu có của Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ toàn cục trong khi Washington rất cần đồng minh Nam Á trong chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương.

Về phần mình, Iran hôm qua cáo buộc phương Tây sử dụng dầu mỏ như một công cụ chính trị để kìm hãm chương trình hạt nhân của mình. Cùng ngày, báo Kommersant đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã yêu cầu người đồng cấp Nga Sergei Lavrov chuyển lời cảnh báo cho Iran rằng cuộc đàm phán sắp tới sẽ là cơ hội cuối cùng để nước này tránh một cuộc chiến tranh.

Trong một diễn biến khác, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Benjamin Gantz ngày 15.3 bắt đầu chuyến thăm Mỹ và Canada với trọng tâm thảo luận là về vấn đề Iran, theo AFP. Đến nay, Washington và nhiều bên khác vẫn đang cố gắng thuyết phục Tel Aviv hoãn ý định tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran.

 

                                                      Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục