Những cuộc thay tướng vừa qua dường như là dấu hiệu mở đầu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang củng cố kiểm soát đối với quân đội và chuẩn bị thử nghiệm các cải cách kinh tế, nông nghiệp.

Lãnh đạo Triều Tiên và những tín hiệu cải cách

Ông Kim Jong-un và người chú rể Jang Song Thaek bên cạnh xe chở quan tài cố lãnh đạo Kim Jong-il.

Một nguồn tin thân cận với Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã tiết lộ với hãng thông tấn Reuters một số thông tin quan trọng đối với Triều Tiên. Theo nguồn tin, chính quyền Bình Nhưỡng đã lập một bộ phận đặc biệt – “văn phòng chính trị” nhằm giành quyền kiểm soát nền kinh tế của quân đội Triều Tiên. “Trong quá khứ, chính phủ không có quyền hành gì đối với kinh tế. Quân đội nắm quyền kiểm soát nền kinh tế. Nhưng, điều này sẽ thay đổi”, nguồn tin cho hay.

 

Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, bên trong đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong Un đã cho thành lập một “nhóm phụ trách cải cách kinh tế”, chuyên trách về nông nghiệp và kinh tế. Theo giới quan sát, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục chính quyền Bắc Triều Tiên thực hiện các cải cách kinh tế vì lo ngại sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ gây ra một làn sóng người tỵ nạn đổ vào Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ mất đi một vùng đệm chiến lược, ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi có hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ đồn trú. Trung Quốc được biết đã hỗ trợ đào tạo về kinh tế cho các quan chức Triều Tiên.

 

Nguồn tin không biết ai sẽ là người đứng đầu “văn phòng chính trị” và “nhóm phụ trách cải cách kinh tế” trong đảng Lao động Triều Tiên, nhưng chắc chắn sẽ có các cải cách và đó là những thay đổi quan trọng nhất tại Triều Tiên kể từ hàng chục năm qua.

 

Các ý định trước đây của chính quyền Bình Nhưỡng nhằm hướng tới một nền kinh tế thị trường đã thất bại, như việc điều chỉnh chính sách tiền tệ vào cuối năm 2009.

 

Việc bãi miễn chức vụ tổng tư lệnh quân đội của ông Ri Yong Ho và các đồng minh của ông ta, có thể cho phép Kim Jong-un và người chú rể Jang Song Thaek, nhân vật được coi là nắm thực quyền ở hậu trường, tiến hành các biện pháp cứu nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Jang Song-Thaek phụ trách cơ quan cảnh sát và tình báo, là phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng quân sự Triều Tiên quyền lực, hội đồng do ông Kim Jong-un làm chủ tịch. Ông Jang được biết đến là một nhà cải cách và rất quan tâm đến nền kinh tế kiểu thị trường.

Ông Ri Yong Ho vốn là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ chính sách “Songun – Quân đội trên hết” của cố lãnh tụ Kim Jong-il. Thế nhưng, vấn đề chính là ông chống lại việc chính phủ giành quyền kiểm soát nền kinh tế, thay thế cho quân đội. Do vậy, ông Ri đã bị bãi miễn toàn bộ chức vụ vì “lý do sức khỏe”.

 

Nhà phân tích Kim Keun-Sik, Đại học Kyungnam của Hàn Quốc, cho rằng động thái sa thải mang tính biểu tượng đối với ông Ri được đưa ra khi ban lãnh đạo Triều Tiên đang kiềm tỏa bớt quyền lực lớn của quân đội đối với ngành kinh tế. “Ông Kim Jong-un đang củng cố kiểm soát đối với quân đội và đang nỗ lực đưa quân đội trở lại vị trí bình thường”, ông cho hay.

Ông Cho cho rằng sự ra đi của ông Ri sẽ khởi động cho một cuộc cải tổ lớn trong quân đội. “Đây mới chỉ là bắt đầu. Ông Kim Jong-un đang đối mặt với nhiệm vụ khó khăn đó là thay thế hàng loạt tướng lĩnh, quan chức quân đội bằng những người thân cận trẻ hơn”, ông cho hay. Nhà phân tích Cho cũng cho rằng nắm quyền kiểm soát quân đội sẽ là ưu tiên đầu tiên của ông Kim Jong-un trước khi nhà lãnh đạo trẻ này có thể nghĩ về việc khởi động con đường cải cách.

Tiến trình củng cố quyền lực của Kim Jong Un thể hiện rõ: Sau khi trở thành người đứng đầu đảng Lao động Triều Tiên, lãnh đạo Hội đồng Quốc phòng, ngày 18/7 vừa qua, Kim Jong Un lại được phong làm nguyên soái quân đội.

 

Được đào tạo ở phương Tây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như cởi mở hơn trong các cải cách nền kinh tế theo định hướng nhà nước tại Triều Tiên hơn cha ông. Cheong Seong-Chang, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Sejong, đánh giá, sau 7 tháng củng cố quyền lực, ông Kim Jong-un giờ đây đã ở vị trí tốt hơn để “đưa ra những cải cách kinh tế và mở cửa”.

 

“Các biện pháp sẽ nhằm cho phép các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận tư nhân trong thương mại và đưa ra những khuyến khích lớn hơn đối với các ngành kinh doanh do nhà nước quản lý cũng như các trang trại tập trung để phát triển sản xuất”, ông Cheong cho hay.

 

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, ông  Kim Jong-Un đã cho biết đảng Lao động Triều Tiên đã “quyết tâm mạnh mẽ” nâng cao cuộc sống của người dân để “họ không phải tiếp tục thắt lưng buộc bụng nữa”.

 

Giới quan sát còn nêu ra một số dấu hiệu cho thấy có những thay đổi khác lạ tại Triều Tiên, so với thời kỳ ông Kim Jong-il : Truyền thông chính thức của nước này thường đưa tin và hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un đến các hội chợ, nói chuyện trước công chúng, đến xem biểu diễn văn nghệ, phụ nữ Triều Tiên dường như cũng được tự do hơn, kể cả việc mặc váy ngắn.

 

Vẫn theo nguồn tin của Reuters, Kim Jong-un và Jang Song Thaek thực hiện một chiến dịch thanh lọc nhưng không thanh trừng. Chưa biết sẽ có bao nhiêu người thân cận với cựu tổng tư lệnh quân đội Ri Yong Ho bị loại ra khỏi bộ máy quyền lực, nhưng những người này sẽ không bị trừng phạt. Theo một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, khoảng 20 nhân vật cấp cao Triều Tiên đã bị cách chức.

Baek Seung-Joo, viện Phân tích quốc phòng Hàn Quốc, cho rằng việc sa thải ông Ri sẽ đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục trong bản đồ chính trị của Triều Tiên, với những nhà quản lý có tư tưởng cải cách thắng thế trước những nhân vật cứng rắn ủng hộ quân đội.

“Một bầu không khí dễ chịu đang được mở ra ở Triều Tiên, cho cải cách và mở cửa”, ông Baek nhận định.

 

                                                                     Theo Dantri

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục