Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 8,4% trong năm nay

Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 8,4% trong năm nay

Các quốc gia đang phát triển sẽ vẫn duy trì động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2013 trong khi kinh tế châu Âu và Mỹ vẫn khó nhọc tiệm tiến. Ngân hàng Thế giới WB vừa nhận định trong bản báo cáo mới có tên gọi “Triển vọng kinh tế toàn cầu” công bố hôm qua.

 

Trong năm nay, chủ nợ lớn nhất thế giới này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 2,4% từ mức 3% hồi tháng 6-2012 và nói rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn “mỏng manh và bất ổn” dù nguy cơ tài chính đã giảm đi.

Bản báo cáo đã nêu bật khoảng cách tăng trưởng hai tốc độ giữa các quốc gia có thu nhập cao và các quốc gia đang phát triển.

Theo đó, các quốc gia phát triển đang ở trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính được dự báo có tăng trưởng GDP chỉ ở mức ảm đạm 1,3% trong năm 2013 do các chính sách cắt giảm chi tiêu, tỷ lệ thất nghiệp cao, tiêu dùng yếu kém và lòng tin kinh doanh mỏng manh. Trong năm 2014 có thể đạt được mức tăng trưởng 2% và sang năm 2015 là 2,3%.

Trong khi đó các quốc gia đang phát triển lại có mức tăng trưởng mạnh 5,5% từ mức suy giảm hồi năm 2012.

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Kaushik Basu nói: “Sẽ có một năm mới thú vị khi chúng ta kỳ vọng rằng một số nhân tố chèo lái nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang các quốc gia đang phát triển”.

Một lần nữa lại dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu, kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 8,4% trong năm nay sau khi giảm xuống dưới mức 8% năm 2012.

WB cũng dự báo mức tăng đáng kể trở lại của Brazil, với đà tăng 3,4% sau một năm 2012 khó khăn khi chỉ dậm chân ở mức dưới 1%.

Chủ tịch WB Jim Yong Kim nói: “Các quốc gia đang phát triển vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng nể. Tuy nhiên chúng ta không thể đợi chờ sự trở lại của các nước phát triển. Chúng ta phải tiếp tục ủng hộ các nước đang phát triển trong việc tạo ra các nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục”.

Mặc dù vậy, WB cũng cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng mạnh ở các quốc gia đang phát triển cũng không được bảo đảm. “Để duy trì mức tăng trưởng cao, các quốc gia đang phát triển sẽ cần phải duy trì động lực cải cách vốn là trụ cột đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong suốt những năm 1990 và 2000”, bán báo cáo cảnh báo.

Thêm vào đó, những quốc gia này đang có nguy cơ giảm phát do tình hình ảm đạm của Eurozone, nơi các ngân hàng được dự đoán sẽ tiếp tục một năm suy thoái với mức tăng trưởng GDP tiêu cực -0,1%, và bế tắc chính trị trong vấn đề ngân sách tại Mỹ đưa lại.

Ông Basu nói: “Đối với các quốc gia đang phát triển, không có gì thực sự quan trọng bằng sự ổn định, khởi sắc của nền kinh tế Mỹ”.

Theo WB, đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ chậm lại ở mức 1,9% trong năm nay từ mức 2,2% năm 2012.

 

                                                                           Theo Báo ND

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục