Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị cáo buộc nhận "lại quả" cả triệu USD sau khi quyết liệt chỉ đạo vụ mua - bán 95% cổ phần AVG của MobiFone.


Sáng 19.10, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt Cáo trạng truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Trong số 14 bị can, có 13 bị can bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 220, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

13 bị can gồm: Nguyễn Bắc Son (66 tuổi, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông - Bộ TTTT), Trương Minh Tuấn (59 tuổi, nguyên Bộ trưởng TTTT), Phạm Đình Trọng (49 tuổi, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp Bộ TTTT), Võ Văn Mạnh (43 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (36 tuổi, nhân viên công ty AMAX), Lê Nam Trà (58 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (58 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc MobiFone), Phan Thị Hoa Mai (53 tuổi, Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) cùng 5 cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (44 tuổi), Hồ Tuấn (54 tuổi), Nguyễn Đăng Nguyên (43 tuổi), Nguyễn Bảo Long (47 tuổi), Nguyễn Mạnh Hùng (50 tuổi).

Riêng bị can Phạm Nhật Vũ (46 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội "Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài tội danh trên, ông Son, Tuấn, Hải, Trà còn bị truy tố "Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng. Đây là dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.


Hai cựu Bộ trưởng TTTT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn (từ trái qua).

Bộ TTTT là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, ông Son, Tuấn và đồng phạm ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau tại MobiFone, Bộ TTTT, Công ty thẩm định giá AMAX đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG; thẩm định giá; sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán.

Cơ quan công tố cáo buộc, hành vi của các bị can gây thiệt hại cho Nhà nước gần 6.600 tỉ đồng.

Cáo trạng cáo buộc, dự án trên chưa được Thủ tướng ban hành quyết định chủ trương đầu tư. Song, ông Son chỉ đạo cấp dưới, trong đó có ông Tuấn (khi đó là thứ trưởng) ký Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Điều này vi phạm quy định Điều 31 - Luật số 67/2014/QH13.

Bên cạnh đó, giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án là 2 yếu tố quan trọng đối với dự án đầu tư, chưa được làm rõ nhưng ông Son đã chỉ đạo ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình vi phạm pháp luật.

Ngoài ra,khi phê duyệt dự án, ông Son, Tuấn... không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG (đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P) là vi phạm Quyết định số 929 ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính trước năm 2015”.

Đặc biệt, ông Son đã chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015 và chỉ đạo cho Trà ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12/2015. Việc này đã vi phạm quy định tại Điều 5, khoản 4 - Luật số 69/2014/QH13: "Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp”.

Trên thực tế, trước khi bán cổ phần cho MobiFone, AVG thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn. Để nâng cao giá trị AVG, Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin việc AVG đang được đối tác nước ngoài trả giá mua 700 triệu USD và AVG đã nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD để đàm phán với MobiFone về giá mua bán AVG. Đồng thời, Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên hệ, trao đổi, đề nghị ông Son, Tuấn Trà, Hải... thúc đẩy việc việc mua bán nhanh chóng.

Việc AVG thua lỗ, ông Son, Tuấn, Trà, Hải biết song vẫntiếp nhận ý chí của nhau, thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng ông Son, Tuấn đã ký quyết định chỉ đạo Trà, Hải việc ký hợp đồng mua bán cổ phần AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng. Cáo trạng kết luận, việc bán cổ phần, Vũ đã được lợi gần 6.500 tỉ đồng, đây là thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Việc mua bán AVG trót lọt, Vũ đã đưa cho ông Son 3 triệu USD, Trà 2,5 triệu USD, Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD.


Theo Laodong

Các tin khác


Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục