(HBĐT) - Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bên cạnh Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016 còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng những quy định trực tiếp, gián tiếp về quyền trẻ em ở nhiều lĩnh vực (hình sự, giáo dục, y tế, lao động, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình…). Tựu trung lại, quyền trẻ em được pháp luật ghi nhận trên các khía cạnh cơ bản sau:


Quyền sống: Điều 19, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”, Điều 12, Luật Trẻ em năm 2016 nêu: "Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”. Ngoài ra, nội dung của quyền này còn được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 33, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quyền được khai sinh: Đây là một trong những quyền dân sự cơ bản, quan trọng của con người có từ khi sinh ra để được công nhận là một thành viên của xã hội và là công dân của một nhà nước. Nội dung của quyền này được quy định tại Điều 13, Luật trẻ em năm 2016 và Khoản 1, Điều 26, Bộ luật Dân sự năm 2015. 

Quyền có quốc tịch: Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: "Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”, điều này có nghĩa mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. 

Quyền được chăm sóc sức khoẻ: Điều 14, Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh”; Điều 84, Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc bảo đảm trẻ em được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Điều 15, Luật Trẻ em năm 2016 khẳng định: "Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện”. Bên cạnh đó, Điều 42 của Luật xác định Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 

Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Điều 16, Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em có quyền và bình đẳng về cơ hội được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân”.

Quyền vui chơi, giải trí: Nội dung này được quy định tại Điều 17, Luật Trẻ em năm 2016: "Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”.

Quyền có tài sản: Điều 20, Luật Trẻ em năm 2016 khẳng định: "Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật”. 

Điều 76, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con”. 

Quyền được sống chung với cha mẹ: Điều 22, Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”.

Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục