Quá trình điều tra, Công an huyện Đông Anh làm rõ 4 đối tượng có hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và thu giữ các loại máy móc dùng để sản xuất hàng giả mang nhãn hiệu Đào Thi.


Bốn bị can tại cơ quan điều tra. (Nguồn: thanhnien)

Cơ quan chức năng Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ hơn 20.000 sản phẩm là thực phẩm chức năng các loại bị làm giả tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, thành phố Hà Nội, do một nhóm 4 người sản xuất.

Nhóm này gồm Nguyễn Bá Tuấn, sinh năm 1999; hộ khẩu thường trú tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Trần Đức Quân, sinh năm 2002; hộ khẩu thường trú tại Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Thị Thêm, sinh năm 1999; hộ khẩu thường trú tại Quang Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; và Trịnh Xuân Quỳnh, sinh năm 1999; hộ khẩu thường trú tại Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Trước đó, tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, thành phố Hà Nội, Tổ công tác của Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế Công an huyện Đông Anh phối hợp với Công an xã Đông Hội phát hiện Nguyễn Bá Tuấn, Trần Đức Quân, Nguyễn Thị Thêm đang đóng gói một số loại hàng hóa có dấu hiệu giả mạo bao gồm kem chống nắng-trang điểm mang nhãn hiệu NIEL, lăn khử mùi cơ thể mang nhãn hiệu Sción, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang nhãn hiệu Đào Thi, thuốc giảm cân nhãn hiệu BASCHI, sản phẩm Cần tây mật ong, dung dịch vệ sinh Ric Skin...

Qua kiểm đếm có trên 20.000 sản phẩm hàng hóa các loại. Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ và niêm phong tang vật để xác minh, làm rõ. Kết quả giám định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang nhãn hiệu Đào Thi mà cơ quan công an thu được là giả.

[Đắk Lắk phát hiện cơ sở kinh doanh TPCN và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc]

Quá trình điều tra, Công an huyện Đông Anh đã làm rõ Nguyễn Bá Tuấn, Nguyễn Thị Thêm, Trần Đức Quân và Trịnh Xuân Quỳnh có hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm, đồng thời thu giữ các loại máy móc dùng để sản xuất hàng giả mang nhãn hiệu Đào Thi.

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa phối hợp với các ngành chức năng tiến hành tiêu hủy 18 tấn hàng giả, trị giá trên 3 tỷ đồng.

Theo thống kê, hàng hóa bị tiêu hủy đợt này gồm 30kg thuốc lá, bộ hút thuốc lá điện tử, 13,8 tấn thực phẩm, thực phẩm chức năng, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, 110 bình khí N20 (1,3 tấn), 1 tấn rượu không rõ nguồn gốc, 1,5 tấn găng tay cao su, khẩu trang, quần áo, giầy dép; 370kg trụ bơm xăng dầu, bật lửa, nhiệt kế, máy xoa bóp, camera.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết hàng hóa vi phạm nằm trong diện tiêu hủy lần này là các sản phẩm kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, hàng cấm lưu hành và sản phẩm gây hại cho sức khỏe, môi trường… lưu thông trên thị trường, bị thu giữ từ đầu năm đến nay.

Hội đồng xử lý tiêu hủy tang vật tịch thu, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã lựa chọn hình thức tiêu hủy phù hợp, bảo đảm đúng quy định và vệ sinh môi trường. Các mặt hàng khô được tiêu hủy bằng cách nghiền nát và cho vào lò đốt. Loại hàng hóa là rượu được đổ vào hệ thống xử lý hóa chất.../.

Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục